Tư duy mua đất của người giàu: Chỉ thích mua thêm, không muốn bán ra
Người giàu khi mua đất thường hiếm khi quan tâm tới biện động thị trường, chủ yếu mua đất để đó nên tư duy muốn thêm không muốn bớt.

Bà Liễu (Hà Đông, Hà Nội) nhớ lại, hồi năm 2008 - 2009, thị trường bất động sản bắt đầu vào đỉnh sốt, bà đã bỏ vài chục tỷ ra mua đất ở Xuân Mai, Hoài Đức và Hà Đông. 2 năm sau, thị trường bất ngờ lao dốc, bất động sản đóng băng khiến nhà đầu tư hoảng loạn. Người ít tiền thì choáng váng cố thoát hàng, ngay đến đại gia bất động sản cũng phải ngã ngửa.
Thời điểm đó, không ít người quen của bà Liễu cảm thấy tiếc cho bà vì lỡ mua đúng đính. Thế nhưng, với bà thì thời gian đó chẳng có gì biến động, không ảnh hưởng tới cuộc sống của bà. Nguyên do là vì tiền bà mua bất động sản không phải vay mượn, mà là "thừa nên tích trữ nhà đất".

Bà mua đất không phải vì quan tâm đến thị trường, chẳng qua thừa tiền thì mua, cần thì lại bán. Bà Liễu nói thêm, gần đây bà mới bán bớt một số lô đất ở Xuân Mai, rồi mua thêm đất ở Hà Đông để xây nhà cho con trai.
Cũng giống như bà Liễu, chị Nhài (Phú Thọ) cũng mua đất vì lý do tương tự. Chị nói bản thân cahwrng phải là nhà đầu tư, vì bản thân có biết đầu tư là gì. Chị nói: " Vì tôi không biết phán đoán chỗ nào đẹp hay xấu, lợi nhuận bao nhiêu. Tôi chỉ thấy ưng thì mua. Tiền không dùng tới, tôi để mua đất thôi".
Với tâm thế đó, chị Nhài đang sở hữu khoảng 12 sổ đỏ, trong đó chị chủ yếu mua đất tại quê mình, dọc trục đường liên xã. Chị kể: "3 lô đất tôi mua từ năm 2015 hiện tại tăng ít nhất 1,5 lần. Số lô đất mua rải rác từ năm 2017 – 2021, đều tăng khoảng 30-100%. Tôi thấy môi giới bảo vậy và họ hỏi tôi có bán không. Nhưng tôi không có nhu cầu bán. Vì bán cũng chẳng tiêu gì đến tiền".
Nhà đầu tư lâu năm Kiều Thắng nhận định, người giàu đã đầu tư bất động sản thường có tâm lý "mua thêm chứ quyết không bán". Anh nói: "Tôi có một người anh, thế hệ 7x, hiện đang sở hữu 1 căn biệt thự, 1 căn nhà phố và 6 sổ đỏ khác. Sơ sơ tính trị giá khoảng 60 tỷ. Anh chị là giáo viên giỏi nên rất chuyên tâm dạy và luyện thi đại học. Cứ có tiền là anh chị mua bất động sản. Các bất động sản của anh chị đều rất đẹp. Anh chị có duy nhất 1 cậu con trai. Sắp nghỉ hưu rồi mà vẫn không mua ô tô. Tôi hay bảo sao anh chị không bán đất đi nhưng họ lại nói, bán đi thấy tiếc mà tiền thì không biết làm gì".

Một người em khác của anh cũng tâm thế như vậy, nhờ kinh doanh giỏi nên sở hữu nhiều biệt thự và nhà phố. Sổ đỏ thì hơn 100 lô, nhưng anh này vẫn chỉ sống trong căn nhà ngõ 39m2. Căn nhà phố bỏ trống nhiều vô kể, còn căn biệt thự đang cho một anh bảo vệ ởm thuê thêm bà giúp việc.
Anh Thắng cho hay: "Người em của tôi cũng bảo: Chẳng muốn bán cái gì, chỉ thích mua thêm. Chị tôi sinh năm 1976, quê Ninh Hiệp (Hà Nội), mua 3 két chỉ để giữ vài trăm sổ đỏ. Chị quyết không bán cái nào, chỉ muốn mua thêm".
Theo anh, nhắc đến trường hợp như vậy dù có vẻ khó tin, nhưng thực tế là thật. Người giàu thường chỉ muốn có thêm chứ ít khi muốn bớt. Có lẽ vì thế mà không ít căn nhà phố, biệt thự bị bỏ hoang trong khi giá bất động sản vẫn tăng mạnh.
Tổng giám đốc MLAND Pro, ông Cao Minh Thành cho rằng, các nhà đầu tư thông thường hay quan tâm tới biến động thị trường, giá ra sao, lúc nào mua và khi nào bán. Thế nhưng, với những nhà đầu tư "không có gì ngoài tiền", họ không quan tâm đến giá thế nào hay thị trường đang diễn biến ra sao. Suy cho cùng, họ thừa tiền thì mua đất để tích trữ.
Theo Hải Nam/Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: Mua đất rồi bỏ quên 7 năm, khi môi giới báo mới ngã ngữa khi biết giá tăng nhiều lần
Đọc thêm
Có sẵn tiền nhàn rỗi từ 800 triệu - 1 tỷ đồng, người này băn khoăn nên đầu tư đất nền khu vực nào để sinh lời trong thời gian tới.
"Trúng bẫy" diện tích đất thực tế khác với diện tích sổ đổ, nhiều gia chủ đã phải ngậm đắng nuốt cay đền tiền cọc cho khách mua đất.
Dù có hơn 30 năm kinh nghiệm buôn đất thành công, chưa thấy lỗ 1 lô đất nào, vị đại gia này vẫn chỉ nhận là mình "buôn bán cọc cạch".
Tin liên quan
Có rất nhiều cách để chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe nhưng người dân Ấn Độ luôn cố gắng tìm ra nguồn gốc cốt lõi của tất cả, trong đó bao gồm cả vấn đề tiêu hóa và da.
Câu chuyện Phật giáo "nước mắt hạc tiên" là bài học sâu sắc về cái kết của kẻ vô ơn. Những kẻ ăn quả không biết nhớ người trồng cây thì sớm muộn gì cũng nhận quả báo thích đáng.
"Cậu út" nhà bầu Hiển Đỗ Vinh Quang được nhiều người mến mộ vì có vẻ ngoài điển trai, sở hữu tài sản khủng và tài kinh doanh tốt.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.