Trí tuệ đời người: Biết người không bình người, biết việc không rêu rao, biết lý không tranh biện

Trí tuệ đời người chính là không cười nhạo, không phê phán, không ỷ lại vào bất kỳ ai. Cứ âm thầm nỗ lực, sống cuộc đời mà mình mong muốn, đó mới là đỉnh cao cuộc sống!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trí tuệ đời người: Biết người không bình phẩm

Trên chuyến tàu nọ, có một cậu bé đang chăm chú nhìn ra bên ngoài cửa. Rồi bất chợt kêu lớn: “Bố ơi, bố nhìn kìa, những cái vây đang lùi lại phía sau!”.

Ông bố mỉm cười, nhìn cậu con trai bằng ánh mắt trìu mến. Còn đôi vợ chồng trẻ ngồi bên cạnh lại tỏ ra thông cảm trước hành động “thiểu năng trí tuệ” của cậu bé.

Một lát sau, cậu bé lại hét lên đầy phấn khích: “Bố ơi, bố nhìn kìa, những đám mây đang chạy cùng con”.

Thấy vậy, đôi vợ chồng trẻ quay sang hỏi ông bố: “Tại sao anh không đưa cháu đi tìm một vị bác sĩ tốt hơn để chữa bệnh?”

Ông bố cười đáp: “Chúng tôi đi khám rồi, chúng tôi vừa từ bệnh viện trở về”.

Đôi vợ chồng trẻ nghe vậy lập tức chê bai trình độ của bác sĩ kia rất kém. Ông bố lên tiếng đáp: “Không, bác sĩ rất giỏi, con trai tôi kể từ khi sinh ra đã không thể nhìn thấy mọi vật. Hôm nay là ngày đầu tiên cháu được thấy thế giới này!”.

Đôi vợ chồng trẻ nghe xong liền xấu hổ, cảm thấy hổ thẹn vô cùng.

Tri-tue-doi-nguoi-biet-nguoi-khong-binh-biet-viec-khong-reu-rao-2

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Trong thế gian này ai cũng có vinh quang và khó khăn của riêng mình. Trước khi chưa hiểu rõ tình hình, tuyệt đối đừng vội vàng đưa ra kết luận. Nếu như bạn không hiểu, tốt nhất là im lặng. Bởi bạn không bao giờ có thể biết được, người khác đã phải trải qua những gì. Càng trưởng thành bạn sẽ càng hiểu, biết người không bình phẩm là điều vô cùng quan trọng. Nhiều một phần thiện ý, sẽ bớt một phần tổn thương.

Trong đối nhân xử thế, chúng ta thường bị nhận thức sai, bình phẩm cuộc sống của người khác bằng cảm nhận, ý kiến chủ quan và phiến diện của mình. Người đứng ngoài cuộc sẽ thấy, hành động bình phẩm đó của chúng ta nực cười chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng. Đứng ở vị trí khác nhau, phong cảnh nhìn thấy cũng sẽ khác nhau. Lập trường khác nhau nên góc độ nhìn nhận cũng không giống nhau. Chúng ta không thể đồng điệu với cảm xúc của người khác, càng không thể cảm nhận hết những điều mà họ trải qua.

Trí tuệ đời người: Biết việc không rêu rao

Nhân vật nữ được công nhận là người có lý trí nhất trong “Hồng lâu mộng” chính là Tiết Bảo Thoa. Điều này không chỉ được thể hiện ở việc đối nhân xử thế một cách thận trọng, kín kẽ mà Tiết Bảo Thoa còn biết việc không rêu rao, luôn nghĩ cho người khác.

Có lần về thăm nhà, Giả Mẫu nhìn thấy con kỳ lân bằng vàng có đính lông khổng tước, liền cầm lên rồi nói: “Hình như ta từng thấy ai đó cũng đem một cái như thế này?”

Bảo Thoa cười đáp: “Vân muội muội có một cái, cái này nhỏ hơn một chút ạ!”

Giả Mẫu đáp: “Ồ, là Vân Nhi sao?”

Bảo Ngọc nói: “Sao lúc Vân muội sống ở đây, chúng ta lại không nhìn thấy nhỉ?”

Thám Xuân cười đáp: “Chị Bảo Thoa thật hay để ý, gì chị cũng nhớ”

Đại Ngọc cười nhạt, nói: “Việc khác thì chị ấy để ý ít, chỉ có vật người ta đeo lên người là chị ấy để ý nhiều thôi”

Bảo Thoa dĩ nhiên biết Đại Ngọc đang xỉa xói mình. Đổi lại là người khác, chắc chắn sẽ nóng mặt mà đáp trả gay mắt. Dù phá vỡ không khí cũng phải làm cho Đại Ngọc bẽ mặt. Nhưng Bảo Thoa lại không làm vậy, cô quay đầu lại giả vờ không nghe thấy. Suy cho cùng, tri thức, học vấn và nhân cách cao thượng luôn là thứ có muốn giấu cũng chẳng thể giấu được.

Tri-tue-doi-nguoi-biet-nguoi-khong-binh-biet-viec-khong-reu-rao-3

Sau này, có lần Bảo Ngọc bị đánh, kẻ tấn công đứng trước mặt Bảo Thoa nói là do Tiết Bàn xúi giục. Bảo Thoa về nói với mẹ, Tiết Bàn vì bị vu oan nên làm lớn chuyện, mắng chửi Bảo Thoa bênh vực Bảo Ngọc, khiến Bảo Thoa choáng váng. Bảo Thoa uất ức vô cùng, nhưng vì sợ mẹ lo lắng nên đành nuốt nước mắt vào trong rồi từ biệt mẹ ra về. Sau đó, ngồi một mình khóc suốt đêm trong phòng. Bảo Thoa thà để mình chịu uất ức cũng không muốn mẹ phải lo lắng, phiền lòng.

Tất cả những việc khó khăn của Bảo Thoa đều hoàn toàn đứng trên góc độ của người khác, suy nghĩ cho người khác mà thành. Sở dĩ Bảo Thoa chọn cách giữ im lặng đối với những việc mà mình biết và nhìn thấy là vì muốn để một đường lui cho người khác.

Biết việc không rêu rao, không phải là sự nhường nhịn nhu nhược mà nó nằm ở tu dưỡng, khả năng tự kiềm chế bản thân. Hành động đó còn thể hiện nhân cách cao thượng của một người. Dù nhìn rõ chân tướng sự việc, dù bản thân có chịu thiệt nhưng vẫn tử tế và bao dung.

Trí tuệ đời người: Biết lý không tranh luận

Tôi có anh bạn làm diễn giả, trong một lần diễn thuyết tại trường Đại học, anh ấy đột nhiên bị một nữ sinh khiếu nại. Người nữ sinh đó nói anh ấy tuyên truyền những ngôn luận không phù hợp với học đường, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của sinh viên.

Anh bạn tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu. Không biết vì sao nữ sinh đó lại vu khống, bôi nhọ mình? Tại sao lại có sự hiểu lầm cực đoan với nội dung diễn thuyết của mình đến vậy? Đứng trước sự bôi nhọ ấy, anh bạn tôi rất muốn đối chất trực tiếp với người nữ sinh kia để đòi lại sự trong sạch cho mình. Thế nhưng, hàng trăm cặp mắt trong giảng đường đang nhìn chằm chằm vào anh ấy. Anh ấy hiểu rằng, nếu như trực tiếp tranh luận với nữ sinh đang quá khích kia, dù kết quả thế nào thì anh ấy vẫn là người thua cuộc.Thế là, anh ấy liền giả bộ không nghe thấy, không nhìn thấy rồi tiếp tục nội dung diễn thuyết của mình.

Sau buổi diễn thuyết, rất nhiều thầy cô và các bạn sinh viên giơ ngón tay cái lên biểu thị sự khâm phục trước trí tuệ, tầm nhìn và nhân cách của anh ấy. Còn anh ấy lại chỉ cúi đầu để bày tỏ lòng biết ơn và không hề trách móc hay chất vấn bạn nữ sinh kia.

Thái độ và hành động của anh ấy biểu thị cho trí tuệ đời người: Tôi không tranh đấu với ai. Bởi không ai đáng để tôi hoài sức ganh!

Tri-tue-doi-nguoi-biet-nguoi-khong-binh-biet-viec-khong-reu-rao-5

Chu Quốc Bình từng nói: “Cuộc sống có trí tuệ là cuộc sống không tranh chấp và so đo”. Đúng vậy, tranh biện dù nhiều đến mấy cũng chẳng có tác dụng gì. Bởi dù cuộc sống của bạn có xán lạn, cao thượng đến mấy cũng vẫn luôn có người hoài nghi bạn.Giống như Lỗ Tấn từng nói: “Buồn vui của nhân loại không hề tương thông”. Mà các nhìn nhận và lý giải cùng một sự vật của mỗi người cũng chẳng hề tương thông.

Trang Tử từng nói: “Cùng ếch giếng không thể nói chuyện biển, cùng côn trùng mùa hạ không thể nói chuyện băng giá”. Chúng ta không cần phải tốn sức giảng giải với những người không thấu tình đạt lúc. Nhận thức đã khác nhau thì không nhất thiết phải đôi co lý sự.

Muốn thành cây lớn thì đừng tranh với cỏ. Tướng quân tầm kiếm không chém ruồi. Những người biết lý không tranh biện mới thực sự là những người thông thấu. Không tranh luận thị phi, không cổ xúy vô tri, học cách chắt lọc thông tin hữu ích từ trong cảm xúc, dốc hết sinh lực vào những việc thiết thực, đó mới làm tâm thái nên có của người khôn ngoan!

Xem thêm: Cổ nhân nói: “Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí”, càng ngẫm càng thấy đúng!

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cách đối nhân xử thế của Lão Tử được gọi gọn trong 12 chữ “Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối”, thấu hiểu được sẽ giúp bạn thoát khỏi những điều phiền não, bình yên tự đắc.

Cách đối nhân xử thế của Lão Tử: Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối
0 Bình luận

Cổ nhân dạy, người nóng nảy thường nhiều lời, người có tướng quý thường im lặng như thể biến mất. Người trí tuệ thật sự phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để sống và đối nhân xử thế!

Cổ nhân dạy người trí tuệ phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để đối nhân xử thế!
0 Bình luận

Gà trống cúng Tết của thư sinh nghèo là câu chuyện nhân văn giúp bạn hiểu ra một điều rằng, chỉ cần sống lương thiện trời xanh ắt an bài.

Gà trống cúng Tết của thư sinh nghèo – Câu chuyện nhân văn đầy khôn khéo về cách đối nhân xử thế
0 Bình luận

Tin liên quan

Trí tuệ đời người chính là biết giữ hòa khí khi gặp chuyện, không chế sự nóng nảy và dùng sự hào sảng để đối đãi với mọi người. Làm được như vậy cuộc đời ắt sẽ ung dung tự tại.

Trí tuệ đời người: Thắng ở hòa khí, bại tại nóng tính, thành tại rộng lượng
0 Bình luận

Con người khi gặp khó khăn, có người để sự bốc đồng khỏa lấp, có người lại luôn giữ được sự bình tĩnh. Người hòa khí, khống chế được sự nóng nảy mới có thể sống một đời ung dung, tự tại.

Trí tuệ đời người gói gọn trong 12 chữ: Thắng ở hòa khí, bại tại nóng tính, thành tại rộng lượng
0 Bình luận

Khi "gần đất xa trời", Tư Mã Ý dặn con cháu "4 không". Di ngôn này không chỉ giúp bảo vệ mộ phần của ông mà còn bảo vệ cả hậu duệ sau này.

Di nguyện '4 không' thể hiện trí tuệ cao siêu của Tư Mã Ý: Hậu thế khen là 'vĩ nhân', chuyên gia nhận xét là 'cao thủ'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất