Tiểu hòa thượng bị rắn cắn - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm
Từ câu chuyện của Tiểu hòa thượng, chúng ta nhận ra rằng: Càng buông oán hận sớm bao nhiêu thì hạnh phúc sẽ đến sớm bấy nhiêu!

Có một tiểu hòa thượng trên đường đi lấy nước chẳng may bị rắn cắn. Sau khi về đến chùa xử lý xong vết thương, tiểu hòa thượng liền đi tìm một thanh tre dài, định bụng sẽ đi xuống núi đánh chết con rắn.
Sư thầy thấy vậy bèn hỏi: “Vết thương của con còn đau không?”
Tiểu hòa thượng chắp tay trả lời thầy: “Dạ không còn đau nữa ạ!”.
Sư thầy mỉm cười nói tiếp: “Đã không còn đau nữa, tại sao con vẫn muốn đi đánh rắn?”.
Tiểu hòa thượng tức giận nói: “Bởi vì con ghét nó ạ!”.
Nghe vậy, sư thầy ôn tồn nói: “Nó cắn con, con liền ghét nó. Vậy con giẫm lên nó, nó cũng ghét con nên mở miệng ra cắn. Hai bên vì căm ghét mà kết oán với nhau. Nhưng con là con người, lại còn là người đi tu, con nên từ bỏ hận thù trong lòng trước mới phải. Thánh nhân không chỉ biết hóa giải thù hận của bản thân, mà họ còn biết cách hóa giải thù hận của đối phương nữa con ạ!”.
Tiểu hòa thượng nghe vậy thì lặng người, đứng ngây ra nhìn sư phụ.

Lúc này, sư thầy mỉm cười giảng giải tiếp: “Con người có 3 cách để đối diện với hận thù:
Cách thứ nhất là ghi nhớ thù hận, việc này cũng giống như con đặt một hòn đất vào trong lòng. Cuộc đời con từ khi ấy sẽ sống trong nỗi đau mà thù hận mang lại.
Cách thứ hai là nhanh chóng quên đi thù hận, trả lại cho bản thân sự vô tư, vui vẻ. Việc này cũng giống như việc con đập vỡ hòn đất và trồng hoa trên đó. Hoa nở ngát hương, con càng nhìn càng cảm thấy vui.
Cách thứ ba là chủ động hòa giải với kẻ thù, tháo gỡ nút thắt mâu thuẫn. Việc này cũng giống như việc con tặng một đóa hoa cho họ vậy!
Nếu con có thể làm được theo cách thứ ba thì đã chạm rất gần tới cảnh giới của thánh nhân rồi!
Tiểu hòa thượng nghe thầy nói xong thì gật đầu, mỉm cười bỏ cây gậy tre đang cầm trên tay xuống, vui vẻ chạy vào nhà bếp cầm xô tiếp tục đi lấy nước.
Đời người muốn ung dung, nhẹ nhàng thì phải buông oán hận xuống, càng buôngbự lông sớm bao nhiêu thì hạnh phúc sẽ đến sớm bấy nhiêu. Hãy nhớ rằng, điều mà sinh mệnh ban cho chúng ta, không phải chỉ là những gian nan, mà còn là sự trưởng thành, là học biết nâng lên hạ xuống, là đem những quá khứ không thể loại bỏ được nhất loạt đều buông xuống. Nhờ vậy mà có được một tâm hồn thản nhiên khoáng đạt, hạnh phúc sống trọn vẹn một đời còn lại.
Sưu tầm
Xem thêm: Học làm người – Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Người anh chưa từng bỏ rơi em gái để chạy trốn mà là vì anh muốn chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống của em nếu chẳng may anh không còn cạnh bên.
Đừng tự vẽ cho mình những chướng ngại vật, khi ấy bạn sẽ thấy những khó khăn trong cuộc sống này đều có thể dễ dàng giải quyết được như cách người thợ trẻ chia viên kim cương thành 2 nửa.
Chỉ với một bát mì trứng, người bố đã dạy con mình một bài học lớn: Khi không màng đến lợi ích riêng, cuộc đời sẽ không để con chịu thiệt.
Tin liên quan
Ở giai đoạn cuối của thời kỳ 6 năm thực hành miên mật, Bồ Tát Tất Đạt Đa từng tự hỏi: Vì sao mình nỗ lực hành đạo theo con đường cực đoan?
Đức Phật từng giảng, khả năng cảm ngộ cuộc đời chính là yếu tố quyết định hạnh phúc, khổ đau, phú quý, phúc báo, bình an của một con người trong vòng luân hồi sinh tử.
Đức Phật khuyên chúng ta rằng: "Chớ vội tin điều gì chỉ vì nó là truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ".
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.