Bát mì trứng – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Chỉ với một bát mì trứng, người bố đã dạy con mình một bài học lớn: Khi không màng đến lợi ích riêng, cuộc đời sẽ không để con chịu thiệt.

Một buổi sáng nọ, người cha làm 2 bát mì, 1 bát có trứng ở trên và 1 bát không có. Ông hỏi con trai muốn ăn bát nào?
Cậu con trai không do dự chỉ tay vào bát có trứng nói:
“Con muốn ăn bát này”
“Nhường cho bố được không?”
“Không, bát mì trứng này là của con”
“Không nhường cho bố thật à?”
“Con không nhường ạ!” - Cậu bé kiên quyết trẻ lời, gương mặt tỏ ra rất đắc ý với quyết định của mình.
Ông bố ngồi đối diện, lặng lẽ nhìn con trai ăn hết bát mì rồi mới bắt đầu ăn phần của mình. Đến những sợi mì cuối cùng, người con trai nhìn sang bát bố thì thấy trong bát có 2 quả trứng.
Lúc này, người bố chỉ vào hai quả trứng và nói với con: “Con phải ghi nhớ rằng, những gì mắt con nhìn thấy có thể chưa đủ, thậm chí là không đúng. Nếu muốn phần lợi về mình, con sẽ đánh mất những cái lợi lớn hơn”.
Hôm sau, người bố lại tiếp tục làm 2 bát mì, 1 bát có trứng và 1 bát không. Người cha lại tiếp tục hỏi con trai: “Thế hôm nay con chọn ăn bát nào?”

Rút kinh nghiệm từ hôm qua, cậu con trai lập tức chọn bát mì không có trứng. Nhưng thật ngạc nhiên, cậu bé ăn hết bát mì vẫn không thấy quả trứng nào xuất hiện. Trong khi đó, bát mì của người cha không những chỉ có quả trứng ở trên, mà bên dưới còn có thêm một quả nữa.
Ăn hết bát mì, người cha lại ôn tồn nói với con mình: “Không phải lúc nào cũng dựa vào kinh nghiệm được đâu con trai. Đôi khi cuộc sống sẽ lừa dối con, tạt vào con một gáo nước lạnh, khiến con phải chịu thiệt thòi. Thay vì khó chịu và buồn bã, con hãy xem nó như một bài học nhé!”.
Một thời gian sau, người bố lại tiếp tục nấu 2 bát mì, 1 bát trứng và 1 bát không. Rồi ông lại tiếp tục hỏi con trai mình chọn bát nào. Lần này, cậu bé muốn cha chọn trước. Thế là ông bố chọn bát mì có trứng và ăn một cách ngon lành. Cậu con trai thấy vậy bưng bát mì không trứng ngồi ăn, thần thái lần này của cậu bé rất bình tĩnh.
Ăn một lúc cậu bé phát hiện ra trong bát của mình vậy mà có tận 2 quả trứng. Thấy vẻ mặt bất ngờ của cậu bé, người cha mỉm cười nói: “Con thấy không, khi con nghĩ tốt cho người khác, những điều tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với con. Khi con không màng đến lợi ích của bản thân, cuộc đời sẽ không để con phải chịu thiệt”.
Dừng một lúc, người bố xoa đầu con trai và nói tiếp: “Và bố cũng muốn con ghi nhớ một điều là dù con ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thì bố mẹ vẫn luôn yêu thương con!”.
Sưu tầm
Xem thêm: Tiền mình kiếm ra mới là của mình – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Càng sống lâu tôi mới càng thấm thía bài học: Tiền mình kiếm ra mới là của mình, ngay cả khi con cái giàu có đuề huề thì tôi cũng chẳng thể nưa tựa lúc tuổi già.
Cho bạn vay vàng lúc khó khăn, đến khi đòi lại bạn chỉ trả một nửa và yêu cầu tôi ký giấy thanh toán hết nợ, lúc này tôi mới hối hận vì đã cho bạn vay vàng quá nhiều.
Nếu trong cuộc sống ai cũng có tuệ giá để soi sáng và dẹp bỏ bản ngã, tự thấy lỗi của chính mình thì nhất định gia đình sẽ luôn hạnh phúc và xã hội sẽ an vui.
Tin liên quan
Những bài học dưới đây có thể bạn đã từng nghe nhiều, nhưng thực sự chúng có thể giúp bạn bước gần hơn tới thành công rực rỡ.
Sau nhiều năm viết về tài chính, nữ phóng viên Tanza Loudenback đã đúc kết được nhiều bài học đắt giá về tiền bạc mà ai cũng nên biết.
Thấy nhiều bạn bè khoe nhà ở tuổi 25, nữ nhân viên văn phòng này quyết định cắn răng vay mượn mua nhà và hối hận sau đó.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.