Tập thấy lỗi của chính mình – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Nếu trong cuộc sống ai cũng có tuệ giá để soi sáng và dẹp bỏ bản ngã, tự thấy lỗi của chính mình thì nhất định gia đình sẽ luôn hạnh phúc và xã hội sẽ an vui.

Ở một làng nọ, có hai nhà ở cạnh nhau, nhà bác Ba Thọ lúc nào cũng hòa thuận vui vẻ, còn nhà chú Năm Thao thì ba ngày một trận cãi to, năm ngày một phen ầm ĩ, đến gà chó trong nhà cũng chẳng yên nói gì đến sống yên tĩnh.
Một hôm, chú Năm Thao không chịu đựng được không khí “đậm mùi thuốc súng” trong nhà, chạy sang nhà bác Ba Thọ hỏi thăm:
- Vì sao không khi nào tôi nghe nhà anh có tiếng cãi nhau, lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc vậy?
- Vì gia đình tôi ai cũng thấy lỗi của chính mình, nhận mình là người xấu nên mới nhẫn nại với nhau, thế là an ổn vô sự thôi. Còn nhà anh, ai cũng cho mình là người tốt, nên dẫn tới tranh thuận, mâu thuẫn, thậm chí là đánh nhau.

Bác Năm Thao tò mò hỏi:
- Đây là đạo lý gì?
Bác Ba Thọ cười cười trả lời:
- Ví như trên bàn đang để một chén trà, vô tình có người làm vỡ. Lúc này, người đó chẳng những không chịu nhận lỗi mà còn phùng mang trợn mắt lên mắng lớn: “Ai để chén trà ở đây?”.
Thế rồi, người để chén trà cũng chẳng chịu thua to tiếng cãi lại: “Tôi để đó thì sao? Do anh vô ý làm vỡ mà còn to tiếng à?”.
Hai người cứ vậy chẳng ai nhường nhịn ai, tự cho mình là người tốt, khư khư không bỏ thì đương nhiên sẽ xảy ra cãi vã.
Ngược lại, người làm vỡ tách trà nếu như có thể nhỏ nhẹ nói: “Xin lỗi, là do tôi vụng về làm vỡ tách trà rồi!”.
Đối phương nghe xong cũng lập tức cười nói: “Điều này chẳng thể trách anh được. Đáng lý ra tôi không nên để tách trà gần mép bàn như thế!”.
Cứ thế, hai bên đều thấy lỗi của chính mình, nhận mình là người xấu, nhường nhịn lẫn nhau thì làm sao cãi nhau được.
Sưu tầm
Xem thêm: Những tờ tiền cũ của thầy – Câu chuyện nhân văn xúc động
Đọc thêm
Ngày thầy mất, nó cứ miên man nghĩ, nếu đổi những tờ tiền cũ 10.000 kia thành thuốc có lẽ thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về…
Chuyện không mang tiền mặt khi ra ngoài nghe qua tưởng chừng đơn giản vì giờ chỉ cần một chiếc điện thoại là đủ, nhưng đối với người già đó lại là câu chuyện khác.
Mới đây, một bài đăng trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khi chia sẻ câu chuyện về hành động đẹp dám làm dám chịu của một cậu bé lớp 6.
Tin liên quan
Theo chuyên gia, thay vì bao bọc con nhỏ, cha mẹ nên lưu ý dạy con sớm 6 bài học đắt giá này để chúng có thể thành công sau này.
Nhà khoa học người Mỹ Chris McKay đã làm một thí nghiệm về "hiệu ứng chuột đói". Bài học từ hiệu ứng ngày khiến ai cũng ngạc nhiên.
Câu chuyện chàng trai nghèo đổi đời thành người giàu có rồi mất trắng vì không cưỡng lại cám dỗ là một bài học đắt giá về chuyện làm giàu.