Tiền mình kiếm ra mới là của mình – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Càng sống lâu tôi mới càng thấm thía bài học: Tiền mình kiếm ra mới là của mình, ngay cả khi con cái giàu có đuề huề thì tôi cũng chẳng thể nưa tựa lúc tuổi già.

Diệu Nguyễn
08:30 22/05/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vợ chồng tôi lấy nhau, sinh được một trai và một gái. Con gái lấy chồng đã lâu, công việc ổn định, gia đình chồng lại khá giả nên vợ chồng tôi cũng an tâm. Cách đây 2 năm, con trai cũng cưới vợ, thế là vợ chồng tôi có thể an ổn tận hưởng tuổi già. Con dâu tôi làm giáo viên mầm non, công việc khá ổn định, còn con trai hiện đang làm thuyền trưởng một con tàu chuyên chở hàng sang nước ngoài nên lương rất cao.

Hai vợ chồng tôi sống với nhau trong căn nhà nhỏ ở quê, hằng ngày cấy lúa, trồng rau và nuôi thêm vài con lợn, con gà để kiếm đồng ra đồng vào, chi tiêu ăn uống hằng ngày. Từ đợt con dâu có thai, mà chồng nó lại đi làm xa, vợ chồng tôi không yên tâm nên dọn đến sống cùng để tiện chăm sóc, cũng như để nhà cửa thêm ấm cúng. Trước khi đến sống cùng, tôi và vợ cũng đã xác định, nếu còn có sức làm ra tiền thì sẽ không phiền tới các con. Bởi chúng nó cũng có gia đình nhỏ cần lo lắng, nên chúng tôi không muốn trở thành gánh nặng của các con.

Hằng tháng, tôi vẫn đưa lương cho vợ để góp thêm tiền sinh hoạt trong nhà với con dâu. Nhưng đầu năm nay tôi đến tuổi về hưu nên phần lương cũng ít đi, hơn nữa người lớn tuổi bệnh tật cũng ngày càng nhiều nên tiền chi cho thuốc thang, bệnh viện cũng ngốn một khoản kha khá. Ông bà ta vẫn thường có câu “trẻ cậy cha, già cậy con”, nên tôi và bà xã cũng bắt đầu suy tính đến việc nhờ các con chu cấp thêm một khoản nho nhỏ hằng tháng.

Tien-minh-kiem-ra-moi-la-cua-minh-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Nhưng hy vọng bao nhiêu, chúng tôi lại thất vọng bấy nhiêu. Khi nhắc đến khoản chu cấp, con gái tôi liền lấy lý do chồng nó giữ tiền nên nó rất ngại nếu xin tiền để đưa cho bố mẹ hằng tháng. Còn con trai thì dửng dưng đáp: “Hay bố mẹ về quê sống tiếp, như thế không cần phải đưa tiền sinh hoạt phí hằng tháng cho vợ con nữa”.

Tôi nghe chúng nó nói xong mà không thể tin nổi vào tai mình. Đây chính là những đứa con hiếu thảo mà chúng tôi nuôi nấng, chăm sóc bao nhiêu năm nay đấy ư? Mang thai 9 tháng 10 ngày, vất vả từng đêm chăm con ốm, có miếng ăn nào ngon cũng nhường cho con,… Rồi đến khi chúng nó cưới vợ gả chồng, phận ông bà lại cố gắng chăm nom các cháu để các con yên tâm làm việc. Ấy thế mà, khi bố mẹ già chúng nó lại lạnh nhạt đối xử như người dưng nước lã. Vợ tôi từ hôm ấy, tối nào cũng vắt tay lên trán, nước mắt như mưa, ướt đẫm cả gối. Nếu ai từng sinh con có lẽ sẽ hiểu được nỗi đau cắt da cắt thịt mà vợ tôi đang nếm trải.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, chúng tôi quyết định về quê. Chúng tôi không cần ai phải cung cấp tiền cho mình nữa. Ở quê tôi xin đi làm bảo vệ với mức lương 6 triệu đồng tháng, còn vợ tôi trồng rau, nuôi thêm ít gà lợn để phụ thêm kinh tế và có bữa ăn qua ngày. Hai ông bà già chúng tôi tự chăm nhau, thảnh thơi an dưỡng tuổi già, chẳng lo lắng hay bận tâm gì đến con cái nữa.

Quả thật, càng sống lâu tôi mới càng thấm thía bài học: Tiền mình kiếm ra mới là của mình, ngay cả khi con cái giàu có đuề huề thì tôi cũng chẳng thể nưa tựa lúc tuổi già.

Sưu tầm

Xem thêm: Tình nghĩa sâu nặng phía sau câu chuyện chồng cạo trọc đầu giống vợ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận