Tiêu chuẩn của người quân tử: Tam lập, tứ bất và tam giới

Người quân tử là người trong lòng mang chí lớn, sống giữa thế gian ô trọc vẫn giữ được phẩm chất thanh cao, đáng để người muôn đời sau noi bước.

Diệu Nguyễn
07:56 14/04/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tiêu chuẩn của người quân tử: Tam lập

Cổ nhân nói quân tử cần có tam lập: Lập đức, lập công, lập ngôn. Nếu đời người được ví như một cái cây thì lập đức chính là thân cây, lập công là hoa quả và lập ngôn chính là hạt.

Lập đức chính là có sự tu dưỡng đạo đức tốt, ý thức cao. Đây là điều cơ bản nhất của một người quân tử. Lập đức xuyên qua toàn bộ quá trình của cuộc đời. Nghe qua thì dễ nhưng không phải ai cũng làm được, phải có sự kiên định trong học tập và tu dưỡng thì mới có thể “lập đức”

Tieu-chuan-cua-nguoi-quan-tu-Tam-lap-tu-bat-va-tam-gioi-1

Lập công chính là dùng từng công việc cụ thể để làm phong phú cuộc đời của chính mình. Như đã nói ở trên, nếu cuộc đời là một cái cây thì lập công chính là hoa và quả của cây. Đã là cây thì phải có hương hoa thơm ngát, có trái nặng trĩu cành mới sinh động và thú vị, cuộc đời cũng vậy!

Lập ngôn chính là dùng thành quả tư tưởng của bản thân để giao lưu với thế giới này, làm phong phú cho kho tàng văn minh của nhân loại. Văn chương thiên cổ sự”, truyền thừa tư tưởng phải dựa vào văn chương. Nếu cuộc đời là một cái cây, vậy “lập ngôn” giống như là hạt của cái cây, dùng để ươm mầm sự sống cho mai sau.

Tiêu chuẩn của người quân tử: Tứ bất

Thứ nhất: Quân tử phải động tâm hữu đạo

Một người quân tử khi nói chuyện nhất định phải có đạo lý, họ luôn coi trọng lễ nghĩa, cẩn trọng trong mọi lời nói, việc làm của mình. Làm việc thì nhất định phải có dụng ý, không được hành động một cách tùy tiện đây chính là “động tâm hữu đạo”.

Thứ hai: Quân tử không nói lời uổng phí

Làm người quân tử nhất định không nói lời thị phi, không đồn đại, luôn biết giữ miệng càng không nói suông, nói lời huyễn hoặc. Đến khi cần nói, toàn bộ ngôn ngữ của người quân tử đều có ý nghĩa, trong đó có ẩn chứa cả từ bi, chính nghĩa. Tiêu chuẩn của người quân tử không chỉ là sử dụng ngôn từ mà còn phải nói lời có lý

Tieu-chuan-cua-nguoi-quan-tu-Tam-lap-tu-bat-va-tam-gioi-2

Thứ ba: Quân tử không tùy tiện cầu, đã cầu nhất định có nghĩa

Người quân tử là người coi trọng thanh danh, luôn biết tiết chế dục vọng của mình. Người đó sẽ không vì tham lam mà giành giật, đòi hỏi quá đáng những thứ không thuộc về mình, lại càng không vọng tưởng truy cầu, không vì lợi ích mà thừa cơ hãm hại. Mà một khi người quân tử đã cầu thì nhất định là vì quốc gia, vì xã hội và vì chính nghĩa.

Thứ tư: Quân tử không hư hành, đã hành thì phải chính

Một khi đã là quân tử thì nhất ngôn nhất hành, việc gì cũng phải suy nghĩ kỹ lưỡng mới quyết định. Họ sẽ cân nhắc xem việc đó có hại gì đến người khác hay không? Có đem lại cho người khác hay không? Sau đó mới hành động và hành động ấy nhất định phù hợp với chính đạo.

Trong Phật giáo có nói, một người tu hành, thì ngôn hành nhất định phải phù hợp với “Bát chính đạo”, Bát chính đạo chính là cần phải nói lời chân thật, khởi niệm chính trực, lời nói chính trực, làm việc chính trực, tu hành chính trực,… Nếu có thể lấy bát chính đạo làm nguyên tắc sống, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử, thì nhất định sẽ không phạm sai lầm.

Tiêu chuẩn của người quân tử: Tam giới

Người quân tử có 3 điều giới quy, đó là: Thiếu niên giới mỹ sắc, tráng niên giới ẩu đấu, lão niên giới ham muốn. Hàm ý câu nói này chính là chúng ta phải dựa vào các thời kỳ đặc điểm thể chất khác nhau để tu dưỡng. Ở những độ tuổi khác nhau, thì đặc điểm sinh lý, tâm lý cũng khác nhau, nên phương pháp tu dưỡng cũng phải khác biệt mới đem lại hiệu quả.

Tieu-chuan-cua-nguoi-quan-tu-Tam-lap-tu-bat-va-tam-gioi-3

Lúc thiếu niên do chưa thực sự trưởng thành nên không thể kết hôn sớm để chìm sâu vào ái tình nam nữ. Trung y xưa nay vẫn luôn phản đối ham sắc túng dục, chủ trương tiết dục dưỡng tinh, tàng tinh để được thân thể khỏe mạnh. Vì thế “giới sắc”, đối với “thiếu niên khí vẫn chưa được kiện toàn” là việc làm mang lại lợi ích rất lớn. Còn giai đoạn trung niên, là tuổi khí sung mãn, hiếu thắng thiện đấu, vì thế nên phải “giới đấu”, bình tâm dưỡng khí, hài hòa khoan dung. Cuối cùng là lúc lão niên, thể lực đã suy yếu, không nên lại khổ tâm lao trí theo đuổi tiền tài, công danh, địa vị. Nếu tham lam vô độ, vắt óc tìm mưu nghĩ kế để mưu cầu lợi ích, thì nguyên khí sẽ bị tổn thương nặng nề, chắc chắn sẽ hao thân giảm thọ. Vì thế lão niên nhất định phải “giới ham muốn”.

Xem thêm: Cổ nhân nói “Bệnh ở mồm, ốm ở chân” có nghĩa là gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận