“Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử” – Mạn đàm 3 bài học nhân sinh

Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử là câu chuyện học trò của Khổng Tử ăn vụng cơm để rồi ông tự than trách chính mình và 3 bài học thâm thúy để lại cho hậu thế.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử”

Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết, bôn ba khắp chốn. Một lần ông dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò ưu tú nhất.

Ở thời của Khổng Tử, Trung Hoa loạn lạc, liệt quốc phân tranh, dân chúng phiêu bạt lầm than khổ không thể tả. Đi chu du khắp thiên hạ, nhiều lúc thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào tình cảnh bí bách, khốn cùng, đói cơm khát nước.

Những ngày sau, thậm chí cả cháo cũng không còn phải ăn rau dại cầm hơi. Khổng Tử vì thế mà một ngày gầy đi, Nhan Hồi và Tử Lộ thấy thầy như vậy trong lòng nóng như lửa đốt.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử nên đã đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử sau khi nhận xong liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn việc thổi cơm thì giao cho Nhan Hồi – người mà ông đặt rất nhiều kỳ vọng. Trong hoàn cảnh đói kém như thế này, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh khác đi, thì Nhan Hồi thổi cơm phía dưới nhà bếp của Khổng Tử thì đọc sách ở nhà trên đối diện với nhà bếp, cách một cách sân nhỏ.

Đang đọc sách thì bỗng nghe một tiếp “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử bèn ngừng đọc liếc mắt nhìn xuống thì bỗng thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm rồi cho vào tay, nắm lại từng nắm. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, dừng chốc lát rồi từ từ đưa nắm cơm lên miệng.

“Lẽ nào Nhan Hồi lại ăn vụng cơm”, Khổng Tử nghĩ thầm rồi thở dài nói: “Trò yêu của ta lẽ nào lại vụng thầy, vụng bạn như thế sao? Còn đâu là lễ nghĩa, là đạo lý nữa? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông đổ bể cả rồi!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khá mang rau về, Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử không nói không rằng, vẫn nằm im trong đau khổ.

Noi-com-cua-thay-tro-Khong-Tu-man-dam-3-bai-hoc-nhan-sinh-3

Một lát sau rau chín, Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên, tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xới cơm. Khổng Tử thấy vậy thì ngồi dậy, nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh lạc loạn, dãi nắng dầm mưa đói khổ như thế mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn một dạ theo thầy trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm khát nước. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên này làm thầy chạnh lòng nhớ đến quên hương nước Lỗ, thầy nhớ đến cha mẹ thầy…cho nên, thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

Trừ Nhan Hồi đứng im còn các môn sinh khác đều chắp tay thưa “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò đều không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau, lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch?”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Bạch thầy, nồi cơm này đã không còn sạch sẽ, lúc nãy khi nấu cơm con đã sơ ý để bụi bẩn rơi vào nồi. Con định xới chỗ cơm bẩn ấy bỏ đi nhưng nghĩ bụng chút gạo này phải nhọc nhằn lắm mới kiếm được, thật quý giá biết bao, bỏ phí thì đúng là tội lớn. Con xới riêng phần cơm bẩn ấy ra rồi tự mình ăn trước, con đã đắc tội với thầy và các sư huynh đệ. Bây giờ, con chỉ xin ăn rau, còn nồi cơm đã không còn sạch sẽ quyết không thể mang dâng tế được ạ!”

Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được sự thật! Suýt nữa ta đã trở thành một kẻ xét đoán hồ đồ bất công rồi!”

Nhan Hồi kể lại sự tình, Khổng Tử nghe mà ứa nước mắt rồi thuật lại chuyện mình đã hiểu lầm người học trò yêu ra sao với mọi người. Khổng Tử cũng gật gù tâm đắc khi có được một học trò đức độ, lễ nghĩa như Nhan Hồi.

Qua câu chuyện “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử”, chúng ta mạn đàm được 3 bài học nhân sinh lớn:

Không vội vàng phán xét người khác

Con người thường chỉ tin vào những gì mình thấy tận mắt. Tục ngữ có câu “Nhãn kiến vi thực”, ý mắt nhìn thấy thì mới là thật. Nhưng thói đời không như thế, nhưng thứ dù mắt thấy tai nghe cũng chưa chắc đã là sự thật.

Mọi thứ thường có sự tình uẩn khúc bên trong. Nếu chỉ nhìn bằng cặp mắt thịt này thì không tài nào liễu giải được chân tướng sự việc. Ngay cả Khổng Tử được xem là bậc Thánh Nhân cũng có những sai lầm như thế.

Noi-com-cua-thay-tro-Khong-Tu-man-dam-3-bai-hoc-nhan-sinh-1

Nên qua câu chuyện “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử”, chúng ta học được một bài học thấm thía về cách nhìn người, nhìn đời. Đừng vội vàng đánh giá người khác chỉ quan hành động bề ngoài, đừng nhìn nhận đánh giá mọi việc ở đời chỉ bằng đôi mắt tầm thường phiến diện của kẻ phàm phu. Muốn thấu hiểu mọi sự ở đời hãy nhìn bằng cái tâm, bằng sự chánh niệm tìm hiểu thấu đáo, suy xét vấn đề một cách toàn diện với tấm lòng từ bi và bao dung.

Cách dạy trò của tiền nhân từ câu chuyện “Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử”

Khổng Tử nhìn thấy Nhan Hồi ăn vụng cơm thì quả là một việc trái đạo lý, bình sinh ông dạy học trò mình cần giữ gìn chữ lễ, kính trên nhường dưới. Bỗng dưng lại phát hiện thấy người trò yêu của mình làm chuyện đáng hổ thẹn như vậy ắt không khỏi đau lòng, thất vọng. Nếu ông không đủ nhẫn để cấp thêm một cơ hội cho người học trò thì nỗi oan của Nhan Hồi khó lòng được giải.

Noi-com-cua-thay-tro-Khong-Tu-man-dam-3-bai-hoc-nhan-sinh

Nhưng với một trí tuệ tài hoa như Khổng Tử cùng cách ứng xử khéo léo, tài tình của mình ông đã không vội vàng quy kết, mắng phạt Nhan Hồi, mà uyển chuyển cân nhắc tình huống để học trò tự giãi bày.

Trong đời người, vai trò của người thầy rất quan trọng. Một người thầy tốt sẽ nhìn ra được mỗi sai của học trò và khéo léo chỉ ra lỗi để học trò biết sai và rèn sửa.

Cảm ân của học trò đối với người thầy

Nhan Hồi là đệ tử xuất sắc của Khổng Tử, là người hết mực tương kính, yêu thương thầy và các huynh đệ. Với đức nhẫn nhịn, sự hy sinh cao cả Nhan Hồi đã nhận phần thiệt thòi về mình, chấp nhận ăn phần cơm bẩn để phần cơm sạch dâng lên thầy và các huynh đệ. Một việc làm thiện nhưng lại phải lén làm vì không muốn mọi người thấy lại buồn lòng.

Noi-com-cua-thay-tro-Khong-Tu-man-dam-3-bai-hoc-nhan-sinh-5

Trong xã hội ngày nay mấy ai có được đức hy sinh cao cả vì thầy và các huynh đệ đến vậy. Nếu làm được chút việc thiện lành lại thường khởi tâm muốn mọi người nhìn thấy và ghi nhận.

Xem thêm: Bài học từ cổ nhân: 3 việc đại ngu người khôn không dám làm, người lại lại cứ đâm đầu

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cuộc hành quân của 100.000 nghĩa sĩ Tây Sơn là kỳ tích về hành quân và tổ chức đánh giặc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó là cuộc hành quân có một không hai.

Bí mật chưa có lời giải về cuộc hành quân không tưởng của 100.000 nghĩa sĩ Tây Sơn
0 Bình luận

Rất nhiều người không nghĩ việc ăn lẩu với thời gian quá lâu, đun nấu liên tục ở nhiệt độ cao, ăn đồ cay nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

'Giật mình' tác hại không tưởng của việc ngồi ăn lẩu quá 2 tiếng
0 Bình luận

Theo người xưa, có 3 loại tiền không cho vay, 3 loại lễ không nhất định phải tuân theo, 3 con đường không nên đi, hiểu được con người sẽ có cuộc sống tốt.

Cổ nhân dạy: 3 loại tiền không cho vay, 3 loại lễ không tùy tiện, 3 con đường không đi
0 Bình luận

Tin liên quan

Khổng Tử để lại cho người đời những triết lý vô cùng đắt giá. Con người nếu ngẫm nghĩ, thấu hiểu và vận dụng vào cuộc sống chắc chắn sẽ sớm đạt được thành công.

9 triết lý đắt giá của Khổng Tử, hiểu càng sâu càng thành công
0 Bình luận

Cứ giữ mãi 10 suy nghĩ thiển cận này thì dù có cố gắng đến mức nào, bạn cũng khó gặt hái được thành công.

10 suy nghĩ thiển cận cản đường đến thành công, không từ bỏ thì chẳng bao giờ giàu có
0 Bình luận

Dù tọa lạc ở những địa hình hiểm trở "không dành cho người yếu tim" nhưng những ngôi chùa này lại thu hút các phật từ bởi ý nghĩa tôn giáo linh thiêng.

Chiêm bái những ngôi chùa linh thiêng tọa lạc ở vị trí địa hình không tưởng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 22 giờ trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

Vợ đẹp vợ xấu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhiều người hỏi tôi:"Với điều kiện của anh có thể dư sức kiếm được cho mình một người vợ đẹp, sao anh lại chọn cô ấy?”. Nhưng với tôi cô ấy là người vợ đẹp nhất trên thế gian!

Thanh Tú
Thanh Tú 17/06
Người có 4 đặc điểm này về già “vận đỏ như son” đi đâu cũng gặp quý nhân tương trợ, đó là gì?

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.

Thanh Tú
Thanh Tú 16/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất