Người xưa dạy: “Nhà chỉ cần 3 đầy 2 vơi là đủ viên mãn”, đó là gì?
Người xưa dạy “Nhà chỉ cần 3 đầy 2 vơi là đủ viên mãn”, vậy “3 đầy 2 vơi” ở đây là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Người xưa dạy: 3 thứ trong nhà càng đầy càng hạnh phúc
Nhà đầy cây xanh: Trong phong thủy, cây xanh tượng trưng cho sự phát triển, sức sống dồi dào. Nếu thiết kế cây xanh ở lối vào nhà thì không chỉ giúp cho không gian sống thêm sinh động mà còn thu hút may mắn, tài lộc. Để may mắn gia chủ có thể chọn trồng những loại cây mang ý nghĩa tài lộc, phú quý,… để cầu may mắn, phú quý đến nhà. Như vây kim tiền tượng trưng cho sự tiền bạc, hay cây thiết mộc lan vừa giúp thanh lọc không khí lại vừa tăng cường may mắn,…

Thùng gạo luôn đầy: Theo phong thủy thì thùng gạo trong nhà luôn mang ý nghĩa tốt lành, chứa vận may, tài lộc nên không được để trống. Thêm vào đó càng không nên để ai đổ sạch hũ gạo đi, vì theo người xưa dạy đây là điều kiêng kỵ. Bạn nên đổ đầy hũ gạo ngay từ khi hủ vơi còn một nửa và tốt nhất là nên dùng hũ gạo sâu. Bởi nó chính là biểu tượng của sự no đủ. Một thùng gạo đầy trong nhà sẽ giúp gia đình tránh những điều xui xẻo và giữ vận may luôn ở trong nhà.
Nhà đầy ánh sáng, luôn tràn ngập tiếng cười: Nếu trong nhà bạn lúc nào cũng tràn đầy ánh sáng, các thành viên trong gia đình luôn tràn ngập tiếng cười thì đó là dấu hiệu cực kỳ may mắn. Khi bạn sống trong một ngôi nhà tràn đầy năng lượng như vậy, cuộc sống cũng sẽ trở nên thuận lợi, viên mãn, gia chủ làm gì cũng dễ thành công, giàu có.
Người xưa dạy: Trong nhà 2 thứ này càng vơi càng tụ lộc
Nhà không có chuột bọ: Một ngôi nhà may mắn là không có chuột bọ quấy nhiêu. Bởi xét trên khoa học, chuột là loài gặm nhấm, khi chúng xuất hiện sẽ làm ảnh hưởng tới lương thực, tài sản trong gia đình. Còn xét trên phương diện phong thủy, xuất hiện chuột bọ tức là bị tán tài, gia chủ dễ rơi vào tình trạng mất mát tiền bạc, làm ăn thua lỗ hoặc đau ốm bất ngờ. Nên người xưa dạy trong nhà càng ít những loại động vật gây hài thì gia đình càng may mắn.

Nhà không có mối mọt: Xét về khoa học mối mọt thường đục khoét các đồ gỗ trong nhà, chúng làm mục ruỗng thân cây, cột nhà, xà ngang, bàn tủ,… Chính vì vậy, theo người xưa khi mối mọt xuất hiện sẽ báo hiệu cho sự tán tài, lụi bại. Nếu gia đình không có mối mọt xuất hiện thì đó alf dấu hiệu của sự thịnh vượng, may mắn và gia chủ càng sống càng hưng thịnh giàu có.
Xem thêm: Cổ nhân nói: “Kẻ sĩ ba ngày gặp lại nên nhìn bằng con mắt khác”, tại sao?
Đọc thêm
Người xưa nói sống ở đời không cười 3 loại người, không ca không cãi 3 loại việc, làm người như vậy mới cao minh. Vậy cụ thể đó là loại người, loại việc nào?
Người xưa nói: “Thà kết hôn với ông già còn hơn kết hôn với con khỉ nhỏ”, đây là một trong những quan điểm hôn nhân thời xưa. Vậy nguyên nhân xuất hiện câu nói này là gì?
Trang Tử nói, việc chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác.
Tin liên quan
Trí tuệ cổ nhân truyền lại chính là “Đại trí nhược ngu, hồ đồ lại hóa trí tuệ”, thà giả ngốc chứ đừng tự cho mình thông minh, bởi núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi ắt có người giỏi hơn.
Cổ nhân nói “Trước nhà trồng cây to, giao đạo lao dốc”, vì theo quan niệm phong thủy việc cây to rộng có thể ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà. Cụ thể ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Lấy vợ, kết bạn là việc quan trọng trong đời người, nên cổ nhân dạy rằng: “Lấy vợ lấy đức không lấy sắc, kết bạn kết tâm chẳng kết tài”. Câu nói thâm thúy này của cổ nhân, càng đọc càng thấy thấm.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.