Người thiện lương sống nơi nào cũng trở thành phúc địa – Câu chuyện nhân văn

Người thiện lương sống nơi nào cũng trở thành phúc địa, đây là câu chuyện có thật về Nelson Rolihlahla Mandela tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi khiến nhiều người thán phục.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Người thiện lương sống nơi nào cũng trở thành phúc địa”

Năm 1964, một tù nhân mới đến nhà tù Đảo Robben. Giống như những tù nhân khác, anh ta bị cởi quần áo ngay sau khi bước vào cửa phòng. Sau đó, anh ta được thay bộ đồng phục tù nhân có ghi số 466.

Anh ta là một tù nhân chính trị, vì vậy anh ta bị đẩy vào một phòng giam duy nhất chưa đầy 4.5m vuông. Kể từ đó, anh ta sống một cuộc đời đúng nghĩa “tối tăm không nhìn thấy ánh sáng”.

Trong phòng giam, với ánh đèn mờ ảo treo lơ lửng trên đầu anh bị giam 23 giờ mỗi ngày, chỉ nửa giờ sáng sớm và nửa giờ chiều tối là anh được ra khỏi căn phòng. Anh hầu như chưa bao giờ nhìn thấy được mặt trời ở nhà tù Đảo Robben, thậm chí anh còn không có cơ hội cảm nhận được cơn gió biển thổi bên ngoài cửa sổ. Điều duy nhất anh có thể nhận ra chính là những tù tù nhân và tiếng rên rỉ của họ.

Nhà tù đảo Robben là một địa ngục, đó là nơi mà cai ngục thường vung roi quất vào các tù nhân bị kết án. Thậm chí, cai ngục còn dội nước ớt lên phần thịt hở của tù nhân một cách tàn nhẫn. Hầu hết mọi người đều phải sống dưới đòn roi và ớt của bọn lính canh. May mắn thay, anh là tội phạm trọng điểm được quản giáo đặc biệt, nếu không anh chắc cũng không thể thoát khỏi nanh vuốt của cai ngục.

Anh không nhớ nổi đã bao nhiêu ngày anh phải chứng kiến cảnh hai cai ngục lôi một tù nhân ra khỏi phòng tra tấn như lôi một cái xác. Mỗi lần như vậy, lòng anh đầy phẫn nộ, anh muốn thay đổi hiện trạng của nhà tù nhưng lực bất tòng tâm. Anh hiện cũng đang là tội phạm khó tự bảo vệ mình huống gì là cứu vớt người khác.

Sau nhiều phần bàn bạc, anh và những người bị kết án được bố trí lao động khổ sai trong mỏ đá của nhà tù đảo Robben. Họ liều lĩnh di chuyển đá dưới sự giám sát của lính canh cầm súng mỗi ngày. Nếu hành động chậm chạp họ sẽ bị đánh đập vô cùng dã man và tàn nhẫn. Ngoài ra, những tù nhân bị kết án chỉ được phép sinh hoạt ở trong mỏ đá này, một khi bước ra khỏi rìa mỏ đá họ sẽ bị bắn không thương tiếc.

Phải sống trong môi trường hầm mỏ lâu ngày, đá vôi lại có tính phản xạ mạnh dưới ánh nắng mặt trời nên hàng ngày anh chỉ nhìn thấy ánh sáng trắng chói lóa, vì thế thị lực của anh dần dần suy giảm. Mặc dù mắt ngày càng mờ, nhưng đôi mắt ánh vẫn tràn đầy ý chí, nghị lực và tấm lòng chính nghĩa.

Có lần, anh tranh thủ cơ hội đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng của mình với quản giáo: “Xin các ngài hãy mở một khu vườn trong sân nhà tù”, thế nhưng ngay khi rời tòa án ý tưởng này của anh đã bị ban quản lý nhà tù bác bỏ một cách tàn nhẫn. Nhưng anh vẫn không nản lòng, anh nói ra ý tưởng của mình bất kỳ khi nào anh có cơ hội. Và sau vô số phần phủ quyết, kéo dài khoảng 5 năm như vậy điều ước của anh cũng đã trở thành hiện thực.

Ban quản lý nhà tù đã mở cho anh một khu vườn ở một dải đất hẹp dưới chân tường nhà tù và cung cấp cho anh cà chua, ớt và các loại hạt giống rau khác. Đây là điều chưa từng xảy ra trong nhà tù Robben. Kể từ đó, sân của nhà tù có thêm một khoảng xanh tươi mát, tràn đầy hy vọng.

Nguoi-thien-luong-song-noi-nao-cung-tro-thanh-phuc-dia-3

Ngày nào anh cũng từ mỏ đá về là chạy đến để chăm sóc khu vườn của mình, trong tù nhiều người nói anh là “người thực vật”, nhưng bản thân anh lại coi khu vườn đó là khu vườn tâm linh của mình. Mỗi ngày, đá đâm vào mắt anh làm anh đau đớn, nhưng khi quay lai vườn rau nhìn xung quanh mùa xanh hòa với những màu sắc khác của thực vật khiến nỗi đau của mắt vơi đi, nỗi mệt nhọc nơi mỏ đá cũng được xóa nhòa.

Tuy nhiên, do thời tiết xấu nên vụ thu hoạch đầu tiên trong vườn không được tốt lắm. Anh chỉ thu hoạch được một rổ cà chua, nhưng chúng cũng không được đẹp cho lắm. Dù không nỡ ăn nhưng anh vẫn đem phân phát cho bạn tù và lính canh.

Điều đáng ngạc nhiên là từ khi có khu vườn rau, không khí trong tù cũng được cải thiện rất nhiều. Mỗi khi ra tù để lao động khổ sai, những phạm nhân khác sẽ giúp anh chăm sóc vườn rau, linh canh thấy vậy cũng nhắm mắt cho qua.

Điều đáng kinh ngạc chính là thái độ của cai ngục dường như đã tử tế hơn trước rất nhiều. Bởi vì anh luôn gửi cho họ những quả cà chua mới hái. Những bàn tay cầm roi vọt của quản ngục không còn ngạo nghễ như trước nữa.

Một cai ngục da đen nói rằng, bất cứ khi nào tôi giơ roi một cách liều lĩnh tôi bỗng nhớ ra rằng đây là một nhóm người đã cho tôi cà chua, trong mắt tôi họ không còn là những phạm nhân bị kết án. Họ đã nhắc đã nhở tôi về “gia đình”.

Mối quan hệ giữa những tù nhân bị kết án và các cai ngục ở nhà tù Đảo Robben dần trở nên hòa hợp và nhà tù cũng đã không còn là “địa ngục trần gian” tàn nhẫn khét tiếng nữa.

Tù nhân mang số 466 này đã có cả một vườn rau trong nhà tù Đảo Robben trong 18 năm trước khi bị chuyển đến nhà tù khác.

Người đàn ông mang số 466 ấy không ai khác chính là Tổng thống Nam Phi da màu Nelson Rolihlahla Mandela đầu tiên trên thế giới. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela chính là nhà hoạt động chống chủ nghĩa Apartheid – Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Lời bình câu chuyện “Người thiện lương sống nơi nào cũng trở thành phúc địa”

Nelson Rolihlahla Mandela là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau hơn 3 thế kỷ cầm quyền của người da trắng, là người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mà còn là biểu tượng quốc tế cho tinh thần tự do, đoàn kết dân tộc và lòng vị tha.

Nguoi-thien-luong-song-noi-nao-cung-tro-thanh-phuc-dia-2

Tổng thống Nam Phi Nelson Rolihlahla Mandela đã dùng một vài quả cà chua để làm cho cả nhà tù trở nên hài hòa. Thứ ông trồng không phải là một vườn rau đơn thuần, thứ ông trồng chính là lòng người nơi ngục tù vốn được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.

Người thiện lương sống nơi nào cũng trở thành phúc địa, quả thật không bao giờ sai.

Đó cũng chính là lý do mà Nelson Rolihlahla Mandela trở thành tượng đài về tự do và bình đẳng. Ông đã từng nói: “Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi trân trọng lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người sống với nhau hòa thuận và bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi luôn hy vọng để sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”.

Câu nói của  nhà chính trị vĩ đại Nelson Mandela đã trở thành biểu tượng của tự do và bình đẳng. Ông vĩ đại không chỉ bởi quá trình đấu tranh, những năm tháng bất khuất trong chốn lao tù, hành trình xóa bỏ chế độ Apartheid hay nỗ lực hòa giải dân tộc. Ông còn bất tử bởi đã xây dựng những nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi.

Xem thêm: Bài học từ người lái xe của tỷ phú - Câu chuyện ngắn đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Vinh quang không phải là tất cả - Đây là câu chuyện về Adelinde, một vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật nổi tiếng và chú ngựa Parzival của mình khiến nhiều người xúc động.

Vinh quang không phải là tất cả - Câu chuyện nhân văn đầy xúc động
0 Bình luận

“Vỏ lon bia” là câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, kỳ thực ở đời việc nhìn thấy cái sai của người khác và buông lời phán xét rất dễ dàng.

Vỏ lon bia – Câu chuyện nhân văn đọc mà thấm thía
0 Bình luận

Bài học từ người lái xe của tỷ phú là câu chuyện rất ngắn nhưng khiến nhiều người phải suy ngẫm và học hỏi.

Bài học từ người lái xe của tỷ phú – Câu chuyện ngắn đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Chín bỏ làm mười – là câu chuyện ngắn nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng của người làm cha mẹ trên thế gian đều mong muốn con mình có được hạnh phúc lâu dài.

Chín bỏ làm mười – Câu chuyện khôn khéo về tấm lòng người làm cha mẹ
0 Bình luận

Người cha dấu yêu là câu chuyện có thật, để lại trong tim mỗi người sự nghẹn ngào đến đắng lòng không thể kìm nén được

Người cha dấu yêu – Câu chuyện nhân văn với muôn ngàn xúc cảm
0 Bình luận

Người cha đưa cơm hộp là câu chuyện về một người cha mặc dù nghèo vật chất, thế nhưng tình thương của ông không kém so với bất kỳ người làm bố nào trên đời.

“Người cha đưa cơm hộp” – Câu chuyện nhân văn về tình thương của cha
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất