Mua Đức cho chủ – Câu chuyện nhân văn đáng suy ngẫm
Câu chuyện “Mua Đức cho chủ” tuy ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa bài học sâu sắc ở đời về đức độ và tiền bạc mà ai cũng phải ngẫm nghĩ, suy tư.

Câu chuyện “Mua Đức cho chủ”
Cuối năm, sau khi tính toán sổ sách xong ông phú hộ nọ gọi người quản gia đến. Sau đó, đưa cho xấp giấy nợ và nói: “Chú hãy đi đến các làng bên, xem ai còn thiếu nợ thì lấy giúp ta. Sau đó, chú xem nhà ta còn thiếu cái gì thì chú lấy tiền đã đòi được đó mà mua về nhé”.
Người quản gia vâng lời, cầm xấp giấy nợ đi. Cứ đến làng nào có người thiếu nợ thì tập hợp họ lại rồi nói: “Cuối năm rồi, chủ tôi nhắn với quý vị rằng ai có khả năng trả nợ thì trả nợ, có ít thì trả ít, có nhiều thì trả đủ, ai không có khả năng cũng không sao. Kể từ hôm nay chủ tôi sẽ xóa hết số nợ mà mọi người không có khả năng trả”

Nói rồi, người quản gia đem từng tờ giấy nợ ra và gọi từng người lên hỏi xem họ có trả được không, hoặc trả được bao nhiêu. Còn lại thì đem đốt bỏ giấy nợ. Sau khi đã thu hồi được một số nợ, người quản gia lại đem phân phát hết cho dân nghèo đói trong làng.
Mọi người thấy vậy thì kinh ngạc hỏi tại sao? Người quản gia từ tốn nói với dân làng rằng: “Lệnh của chủ kêu tôi làm vậy!”
Mọi người nghe vậy cảm động lắm, cảm ơn và khen ngợi ông chủ không ngớt lời.
Đi hết mấy làng có nọ, người quản gia đều làm như vậy, xong việc anh trở về nhà.
Thấy người quản gia đã trở về, ông chủ liền hỏi: “Công việc thế nào?”
Quản gia đáp: “Dạ xong mọi việc cả rồi, thưa ông chủ!”
Ông chủ hỏi: “Chú mua được những gì cho ta?”
Quản gia nói: “Dạ! con chỉ mua được cái “Đức” cho ông thôi.”
Phú hộ nghe vậy thì hơi ngạc nhiên, im lặng suy nghĩ một hồi lâu, rồi lê tiếng: “Thế cũng được, ta tin chú luôn sáng suốt, biết mình cần phải làm gì. Thôi, chú mệt rồi thì đi nghỉ ngơi đi”

Một thời gian sau, chiến tranh dịch bệnh bùng lên khiến nhà phú hộ tan tác, ông phải cùng vợ con của mình tha phương cầu thực sang các làng khác. Điều làm ông vô cùng ngạc nhiên đó là đến làng nào cũng có rất nhiều người lo lắng, giúp đỡ gia đình ông vô cùng tận tình, chu đáo. Thấy lạ ông bèn âm thầm dò hỏi thì mới biết được việc mà người quản gia đã làm khi ấy.
Phú họ tự nhủ rằng: “May mà chú ấy đã mua Đức cho mình, chứ nếu để tiền bạc của cải trong cơn nguy biến thế này cũng không sao giữ được”.
Lời bình câu chuyện “Mua Đức cho chủ”
Câu chuyện “Mua Đức cho chủ” tuy ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa bài học sâu sắc ở đời về đức độ và tiền bạc.
Trong ‘Lễ ký đại học‘ có câu: “Tiền phi nghĩa kiếm được thì cũng phi nghĩa mà mất.” Vậy nên muốn phú quý lâu dài, tiền đồ cho con cháu hưởng đời đời thì phải tu tâm hướng thiện, ước thúc nhân tâm tránh xa việc ác.
Cổ nhân đối với mối quan hệ giữa tiền tài và đức hạnh nhìn thấy rất rõ ràng. Có tài đức sẽ có phú quý, có quan to lộc hậu, mới có con cháu đầy nhà. Cho nên cổ nhân rất xem trọng tu tâm hướng thiện, tích đức để kéo dài phúc phận.
Xem thêm: Người thiện lương sống nơi nào cũng trở thành phúc địa- Câu chuyện nhân văn
Đọc thêm
Người thiện lương sống nơi nào cũng trở thành phúc địa, đây là câu chuyện có thật về Nelson Rolihlahla Mandela tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi khiến nhiều người thán phục.
Nước trong quá thì không có cá, đây là câu huyện giúp ta hiểu rằng nếu cứ sống nghiêm túc quá sẽ bớt đi những niềm vui và sự bất ngờ. Nếu đổi đãi với người trắng đen quá rõ ràng sẽ đánh mất đi một phần hòa hợp, ung dung.
Vinh quang không phải là tất cả - Đây là câu chuyện về Adelinde, một vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật nổi tiếng và chú ngựa Parzival của mình khiến nhiều người xúc động.
Tin liên quan
“Một sự giúp đỡ đúng lúc có thể thay đổi cả đời người” là câu chuyện ý nghĩa, mang đầy tính giáo dục và nhân văn khiến nhiều người ngậm ngùi khi đọc.
“Mẹ nghèo qua đời bên mâm cơm bày sẵn 5 cái bát” là câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm về đạo hiếu ở đời.
Bài học về sự tha thứ là câu chuyện nhẹ nhàng như đầy ý nghĩa và tính nhân văn, giúp ta hiểu hơn về sự tha thứ ở đời.