Một ly sữa – Câu chuyện nhân văn ấm áp về tình người
Câu chuyện “Một ly sữa” là câu chuyện có thật, và cậu bé trong câu chuyện là Tiến Sĩ Howard Kelly – một nhà vật lý lỗi lạc, người đã sáng lập khoa Ung thư trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Câu chuyện “Một ly sữa”
Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu phố để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu đang rất đói bụng nhưng lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi. Thế là cậu quyết định đến một căn nhà gần đó xin bữa ăn. Vừa gõ cửa xong, cậu chợt thấy hốt hoảng khi có một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thế là thay vì xin ăn, cậu xin một ly nước để uống. Cô bé nghĩ rằng cậu đang rất đói nên đem ra một ly sữa lớn.
Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu tiền?”
Cô bé mỉm cười đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy chúng tôi rằng, không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt”
Nghe vậy, cậu đáp: “Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm”.
Khi Howard Kelly rời khỏi căn nhà, cậu không chỉ cảm thấy cơn đói biến mất, người khỏe khoắn hơn mà còn thấy tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống này.
Rất nhiều năm sau, cô bé tốt bụng năm đó bị ốm nặng. Các bác sĩ trong vùng không điều trị được, cô gái được chuyển lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia tìm cách điều trị căn bệnh hiểm nghèo này.

Howard Kelly lúc này đã là tiến sỹ, anh được mời để hội chuẩn về căn bệnh này. Khi nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ lóe lên trong mắt anh. Anh đứng bật dậy và đi đến phòng nơi cô gái đang nằm. Anh nhận ra ngay đó chính là cô gái đã đưa anh ly sữa lúc nhỏ. Anh liền quay trở lại phòng chuyên gia và quyết tâm hết sức để cứu được cô gái. Anh đã quan tâm đặc biệt đến cô gái trong những ngày ở bệnh viện. Sau thời gian dài đấu tranh với căn bệnh hiểm nghèo này, cô gái đã khỏi bệnh. Anh cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và nhờ y tá chuyển lên phòng cho cô gái.
Khi cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, cô gái không dám nhìn vì cô nghĩ chắc đến cuối đời cô cũng khó mà thành toán hết số tiền này. Cuối cùng, cô cũng lấy hết can đảm mở tờ hóa đơn ra, và bỗng một dòng chữ đập vào mắt cô “Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa. Ký tên – Tiến sĩ Howard Kelly”.
Cô gái vô cùng bất ngờ, những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn trào trên đôi mắt cô.
Luận bàn câu chuyện “Một ly sữa”
Câu chuyện “Một ly sữa” là câu chuyện có thật, và cậu bé trong câu chuyện là Tiến Sĩ Howard Kelly – một nhà vật lý lỗi lạc, người đã sáng lập khoa Ung thư trường Đại học John Hopkins năm 1895.
Câu chuyện là bài học ấm áp về tình người, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như chúng ta biết trao đi những điều ý nghĩa. Một ly sữa tuy không\gia giá trị kinh tế lớn, thế nhưng một ly sữa ấy được trao cho người cần nó sẽ là động lực to lớn, sự an ủi lớn lao đối với người đó, giúp họ có niềm tin để sống tiếp.

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là một nụ cười, một lời cảm ơn chân thành, một sự quan tâm đúng lúc, một sự cho đi vô tư từ trái tim. Trong cuộc sống lắm bộn bề này, những hạnh phúc giản đơn ấy sẽ là những tia sáng ấm áp, lan tỏa nhẹ nhàng vào trái tim của mỗi người.
Vì vậy, hãy cho đi khi bạn còn có thể.
Xem thêm: Tiểu hòa thượng bán đá - Câu chuyện giúp bạn nhìn thấu nhân sinh
Đọc thêm
Phần lớn đất đai ở Gò Công do phụ nữ nắm quyền sở hữu. Họ còn nắm cả quyền quản trị kinh tế gia đình, khác hẳn so với nơi kinh đô xa xôi.
Đã không còn Thành Thật thì Thông Minh chỉ làm hại chính mình, Sung Sướng sẽ không được dài lâu, Địa Vị chỉ là thứ giả tạo và Cạnh Tranh cũng sẽ chỉ thất bại mà thôi
Chiếc rương kính vụn - Câu chuyện là bài học sâu sắc thức tỉnh tất cả mọi người phải biết hiếu thảo, biết tôn kính cha mẹ, người đã dành cả cuộc đời để nuôi nấng, chăm sóc ta nên người.
Tin liên quan
Đường thiên lý hay còn gọi là đường cái quan, đường quan lộ, đường quan báo là một con đường dài chạy dọc từ Bắc xuống Nam Việt Nam. Con đường này chủ yếu được đắp vào đầu thế kỷ XIX.
Năm 2021, Việt Nam oằn mình chống chọi với đại dịch COVID-19. Thế nhưng, ở đâu đó trên dải đất hình chữ S vẫn có những câu chuyện nhân văn, làn truyền khắp cộng đồng năng lượng sống tích cực, hình ảnh ấm áp giữa người với người.
Mọi người thường nghĩ rằng những động vật hoang dã không thể có mối quan hệ gắn bó với con người. Nhưng với những câu chuyện có thật sau đây có lẽ bạn sẽ có cái nhìn khác về tình bạn giữa con người và động vật.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.