Gò Công cùng câu chuyện thuở khai hoang: Nơi phụ nữ nắm quyền

Phần lớn đất đai ở Gò Công do phụ nữ nắm quyền sở hữu. Họ còn nắm cả ​quyền quản trị kinh tế gia đình, khác hẳn so với nơi kinh đô xa xôi.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dựa theo cách tổ chức hành chính của nhà Thanh, năm 1834, vua Minh Mạng đổi tên “trấn” thành tỉnh, lập thêm tỉnh mới An Giang. Khi đó, Tân Hóa (phần đất thuộc tỉnh Gò Công sau này) dù nằm sát Định Tường nhưng lại được sáp nhập vào tỉnh Gia Định.

Năm 1862, vua Tự Đức phải cắt phân nửa Nam Kỳ “nhường” cho Pháp, trong đó có Gò Công. Năm năm sau, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây còn lại, chia Nam Kỳ thành những đơn vị hành chính nhỏ hơn để tiện kiểm soát. Sau này, Pháp đổi “Sở tham biện” thành “hạt” rồi “tỉnh”. Tỉnh Định Tường cũ tách ra thành 3 tỉnh Tân An, Gò Công và Mỹ Tho.

Vị trí địa lý của Gò Công

Gò Công có vị trí hiểm yếu, giao thông trắc trở, sông rạch chằng chịt cùng rừng rậm hoang vu. Gò Công nằm lọt trong lưu vực sông Vàm Cỏ, nép mình trên biển Đông Hải với gần 30km đường biển. Gò Công được ngăn cách với Bến Tre bởi hai công Cửa Tiểu và Cửa Đại. 

go-cong-cung-cau-chuyen-thuo-moi-khai-hoang-2
Hình ảnh Gò Công năm 1920

Diện tích tỉnh Gò Công khoảng 600km2. Hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây  phát nguyên từ biên giới Campuchia - Việt Nam, chạy qua Đồng Tháp Mười. Đến Bần Quỳ thuộc Cần Đước (Vĩnh Long), hai con sông hợp lại, chảy qua Gò Công và Vàm Láng, sau đó ra cửa Soài Rạp. 

Xưa kia, mỗi lần qua miếu Bần Quỳ khi xuôi ngược Sài Gòn về miền Tây rất hay bị cướp chặn đường. Thế kỷ 19, một nữ tướng cướp nổi danh còn được gọi “Bà Nở” về hùng cứ nơi đây. “Bà Nở” nghe nói là con gái Quản Xô, cựu nghĩa binh thất trận. Hai bên bờ sông Vàm Cỏ còn in dấu vết chân của nghĩa quân Trương Công Định và Thủ Khoa Huân.

Tại đây, còn có loạt địa danh khác dựa theo sự kiện lịch sử cũng như những chiến công của nghĩa quân kháng Pháp thời điểm cuối thế kỷ 19. Trong đó phải kể đến gồm: Vàm Bao ngược, Trường Bình, đám lá tối trời, đồn Kiểng Phước… Người xưa khi tới vùng đất mới thường chọn nơi đất cao để lập nghiệp. Thế nên, loạt cái tên ra đời như Gò Khổng Tước, Gò Tre, Gò Sơn Quy, Gò Tre, Gò Cát, giồng Tháp, giồng ông Huê, giồng ông Nâu… 

go-cong-cung-cau-chuyen-thuo-moi-khai-hoang-5
Hình vẽ miêu tả một trận đánh của Pháp vào Gò Công năm 1863

Cái tên Gò Công còn nhắc lại sự tích cũng như một địa thế hiển nhiên “Gò đất cao ráo, có nhiều chim công làm ổ, sinh sôi nảy nở từ thế hệ này qua thế hệ khác”. Thời điểm đó, Gò Công còn hoang vu và chưa được khai phá. Những rừng cây ngập mặn dọc theo bờ biển từ Vàm Láng xuống Tân Thành, Cửa Tiểu… Người dân từ miền ngoài tới đây đã tìm nơi cao ráo, khu vực sông sâu nước chảy để phá rừng làm rẫy, dựng nhà sinh sống. 

Khi đó, Gò Công chưa có đường bộ. Phương tiện di chuyển chính là thuyền, tam bản, xuồng ba lá và ghe chài bởi nơi đây toàn là sông nước. Không lâu sau, vua Tự Đức cho đắp “con đường sứ” nối từ Gia Định xuống giồng Sơn Quy. Nhờ con đường này, nhiều công văn, tin tức liên lạc được giữ gìn. Sau này, nó trở thành liên tỉnh lộ 5 nối Gò Công với Chợ Lớn.

Câu chuyện thuở khai hoang

Bản đồ hành chính Nam Kỳ năm 1939 thì Gò Công có 5 tổng và 40 làng. Đầu thế kỷ 20, tại Gò Công có nhiều chợ đầu mối giao thông đường thủy và nhiều cửa hàng buôn bán cố định. Từ năm 1897, chợ tỉnh lỵ Gò Công đã xuất hiện. Pháp mở trường tổng ở tỉnh lỵ cùng 4 tổng khác đặt ở các làng  Tân Niên Tăng, Tăng Hòa, Vĩnh Lợi và Đồng Sơn.

go-cong-cung-cau-chuyen-thuo-moi-khai-hoang-4
Vua Thành Thái đến thăm Gò Công năm 1897

Năm 1939, Gò Công bắt đầu phát triển các chợ, phố xá buôn bán, hàng hóa đa dạng dồi dào. Năm 1955, Gò Công sáp nhập vào tỉnh Định Tường, đến năm 1963 thì tách riêng, trở thành tỉnh cũ như dưới thời Pháp thuộc, gồm 4 quận là Hoà Tân, Hoà Lạc, Hoà Đồng, Hoà Bình.

Thời người dân mới vào khai hoang lập nghiệp, Gò Công chỉ là sình lầy, rừng bụi hoang vu. Khu trũng thấp ở giữa các giồng đất để khai phá làm rẫy, làm ruộng. Chỗ nhiều cỏ, lác, bùn, lầy gọi là “thảo điền”. Mưa lâu mới có thể cày ruộng, cày phải lùa trâu đực, móng chân cao mới không bị mắc lầy. 

Khi ấy, phần lớn đất đai Gò Công do phụ nữ giữ quyền sở hữu. Họ còn nắm quyền quản trị kinh tế gia đình. Những năm nửa đầu thế kỷ 20, Gò Công vẫn là một vùng đất biệt lập xa xôi, địa thế cách trở. Mọi sự giao thông đều phải vận chuyển bằng đường thủy, ngoại trừ “con đường sứ” được lập dưới thời nhà Nguyễn. 

go-cong-cung-cau-chuyen-thuo-moi-khai-hoang-3
Một công trình ở Gò Công hồi đầu thế kỷ 20

Hồi đó, đường thủy rất phức tạp. Các ghe chở gạo, chở cá hay chở củi từ Gò Công phải qua Vàm Bao Ngược, sau đó qua Cần Giuộc mới tới Chợ Lớn. Còn nếu từ Mỹ Tho đi Gò Công cũng phải qua sông Cửa Tiểu vào Vàm Giồng, tới rạch Vểnh Lợi rồi qua rạch Gò Công. 

Thập niên 1930, đường bộ nối các tỉnh và Chợ Lớn với Gò Công đều phải qua bắc. Gò Công chưa bao giờ phát triển được như Mỹ Tho, Cần Thơ vì nằm chệch thủy trình về miền Tây cũng như quốc lộ số 4.  

Con đường quan trọng nhất từ Yên Luông Đông xuống chợ phải qua một cây cầu bắc ngang con rạch nhỏ. Theo thời gian, con rạch dần cạn và phải lấp đi để mở rộng châu thành. Từ đó, nơi đây có tên gọi là “đường kinh lấp”.

Kinh Chợ Gạo được đào dưới thời của viên viên Thống đốc người Pháp có tên Dupré, là đường thủy chiến lược từ sông Cửa Tiểu qua sông Vàm Cỏ. Kinh Chợ Gạo thay thế kinh Bảo Định vừa hẹp vừa cạn, giúp rút ngắn thủy trình chuyên chở lúa gạo từ miền Tây về Chợ Lớn. 

Để hoàn thành kinh Chợ Gạo, người dân phải vét 1 triệu m3 đất, đào ròng rã hai tháng rồi đắp đất sang hai bên bờ cho xe cộ đi lại. Chỉ sau 2-3 năm, số lượng lúa gạo chợ lên Sài Gòn tăng mạnh. Cuối thế kỷ 19, mỗi ngày có tới cả trăm ghe chài qua kinh Chợ Gạo, hoạt động mua bán vô cùng sôi nổi…

Xem thêm: Phong thủy Gò Công: Nơi hội tụ cuối cùng của sơn thủy, vùng đất sản sinh ra 2 bà hoàng nổi tiếng trời Nam

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhắc đến nơi "đất lành chim đậu" thì không thể không kể đến vùng Gò Công - nơi sinh ra 2 bà hoàng nổi tiếng trời Nam: Hoàng Thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương.

Phong thủy Gò Công: Nơi hội tụ cuối cùng của sơn thủy, vùng đất sản sinh ra 2 bà hoàng nổi tiếng trời Nam
0 Bình luận

Đường thiên lý hay còn gọi là đường cái quan, đường quan lộ, đường quan báo là một con đường dài chạy dọc từ Bắc xuống Nam Việt Nam. Con đường này chủ yếu được đắp vào đầu thế kỷ XIX.

Câu chuyện ít người biết về những con đường thiên lý đầu tiên trên đất Sài Gòn
0 Bình luận

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn vẫn ẩn giấu nhiều điều bí ẩn mà mọi người chưa khám phá hết, bao gồm cả tên gọi địa danh như ngày nay.

Những điều ít người biết về cái tên Sài Gòn: Hóa ra có nguồn gốc từ... thiên nhiên
0 Bình luận

Trại tạm cư Phạm Thế Hiển là nơi dành cho dân tạm cư, để họ có chỗ ăn, chỗ ở, an toàn vượt qua những ngày tháng loạn lạc.

Trại tạm cư Phạm Thế Hiển, Sài Gòn năm 1968: Nơi ấm tình đồng bào giữa thời loạn lạc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 24 giờ trước
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 27/06
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 27/06
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 26/06
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 25/06
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 25/06
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 24/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất