Cổ nhân dạy: Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải lưu tâm

“Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải lưu tâm” là lời cổ nhân dạy nếu muốn làm nên nghiệp lớn. Trang Tử cũng đã từng nói “Phu tử đức ngang với trời đất mà còn dùng những lời cực thâm thúy để tu tâm, bậc quân tử đâu ai thoát khỏi cách đó?”.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải giữ tâm đó mới là bậc quân tử

Áo mũ chỉnh tề, tiến thoái tri lễ đó là tu thân tại ngoại. Tương giao với những người tu thân tại ngoại giống như làn gió mát thổi qua mặt, dễ chịu, sảng khoái vô cùng,.

Có câu “Ngôn chi hữu vật, hành chi hữu độ”, phàm là người tu thân tại nội phải biết nói năng rõ ràng, hành động chừng mực. Tương giao với những người tu thận tại nội giống như uống một cốc trà xanh, thơm răng thơm miệng, dư vị nồng nàn khó thể quên.

Ở đời, tu tâm nhất đạo tuyệt đối không phải là chuyện dễ. Sự huyền diệu của nó nằm ở việc người tu dưỡng phải biết cân bằng giữa ẩn và giữ, hiểu được rằng làm người phải ẩn tâm, làm việc phải giữ tâm.

1.   Làm người phải ẩn tâm kiêu ngạo

“Hư kỷ giả, tiến đức chi cơ”, sự khiêm tốn sẽ làm người ta tiến bộ, còn sự kiêu ngạo chỉ khiến người ta giậm chân tại chỗ, thậm chí là tụt lùi. Bởi vậy mà Chu Thuấn Thủy từ tha thiết nhắc ở người đời: “Làm gì có ai tự mãn mà không gục ngã đâu? Phải thận trọng! Phải cực kỳ thận trọng!”.

Lam-nguoi-phai-an-tam-lam
Lam-nguoi-phai-an-tam-lam

Trong “Tả truyện” có ghi chép lại một câu chuyện như sau:

Thời Xuân Thu, nước Sở có một vị tướng quân tên là Khuất Hà. Vì từng đánh thắng trận nên người này rất tự đắc, tự mãn. Một ngày nọ, Khuất Hà phục mệnh dẫn quân tiến đánh La Quốc, khi đi có đại thành Đấu Bá Tỷ đến tiễn đưa.

Trên đường trở về, Đấu Bá Tỷ có nói với phu xe: “Khuất tướng quân lần này ra trận chắc chắn sẽ thua bởi ông ấy có bước chân kiêu ngạo và trong lòng có sự ngạo mạn”.

Sau khi trở về, Đấu Bá Tỷ liền đi gặp Sở Vương nói rõ sự quan sát của mình và thỉnh cầu Sở Vương phái thêm quân chi viện. Nhưng đợi đến khi Sở Vương phái quân đi thì đã không kịp đuổi theo đội quân của Khuất Hà. Và quả nhiên, vì sự khinh địch nên Khuất Hà chỉ huy quân tiến công, bị kẻ địch phản công quyết liệt nên đã phải bỏ mạng ở thung lũng hoang. Kết thúc trận đó quân của Sở Vương thua to.

Trong lòng nếu sản sinh kiêu ngạo sẽ giống như dây leo sinh trưởng trong bóng tối, lặng lẽ che khuất mặt trời, che đi sự chính trực, thông suốt khi nhìn nhận bản thân và thế giới. Xe đầy thì lật, làm người quá kiêu ngạo thì 10 việc hỏng 9. Từ cổ chí kim đến nay, vì thắng mà kiêu thì khó mà thắng lại, vì tiến mà ngạo thì khó lòng tiến thêm bước nữa.

Là bậc quân tử muốn làm nên đại nghiệp phải biết ẩn tâm kiêu ngạo của chính mình.

2.   Làm người phải biết ẩn tâm nghi kỵ

Cổ nhân có câu “Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng”, đã dùng người thì không được hoài nghi, đã hoài nghi thì không nên dùng. Đó là điều mà những người cầm quyền nên nắm rõ.

Âu Dương Tu từng nói “Đạo dùng người cốt ở bất nghi. Thà vất vả trong việc chọn người cũng không thể tùy tiện dùng người mà không tin tưởng”.

Sự nghi kỵ đối với người khác giống như một cây kim độc, một khi cắm vào lòng người thì để lại sẹo khó lạnh. Đáng sợ hơn, chiếc kim độc ấy không chỉ hại người mà còn tổn hại chính mình. Ở đời, có tâm nghi kỵ không chỉ dẫn đến đoạn tuyệt với người ngoài mà còn đẩy bản thân vào thế cô lập.

Bởi vậy, làm người phải biết ẩn tâm nghi kỵ, thay vào đó là sự chân thành thì mới biến bản thân trở thành biển cả nơi mọi con sông đều chảy về, trở thành cái đích để mọi người đều hướng tới.

3.   Làm việc phải giữ tâm tự hiểu mình

Lã Thị Xuân Thu từng nói: “Muốn chế ngự được người khác đầu tiên phải chế ngự được bản thân mình. Muốn đánh giá được người khác đầu tiên phải đánh giá được chính mình. Còn muốn hiểu được người khác thì đầu tiên phải hiểu được chính mình”.

Lam-nguoi-phai-an-tam-lam-viec-phai-giu-tam-2

Ở đời, những người có thể “nhận biết” được chính mình mới là người thông minh. Bởi vì, nhận biết được chính mình nên mới không có tự ti cũng không có tự cao, tự đại. Cũng vì nhận biết được chính mình nên mới biết được ưu điểm của mình là gì, khuyết điểm nằm ở đâu để chỉnh sửa, cố gắng.

Người xưa có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, ý là trước khi biết được nên biết rõ về chính ta, đó mới là mấu chốt của thành công. Làm việc gì cũng vậy, giữ tâm tự hiểu mình mới có thể quan sát và nhìn nhận thấu đấu mọi thứ xung quanh.

4.   Làm việc phải giữ tâm biến hóa linh hoạt

Vạn vật biến hóa khôn lường, con người quý nhất ở tâm tư linh hoạt

Tư Mãn Thiên từng vận dụng điển cố “Siết chặt khóa đàn” trong cuốn “Sử Ký”.  Phía sau điển cố này là một câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm:

Một ngày nọ, có người ở nước Tề nghe thấy một người ở nước Triệu gảy đàn. Tiếng đàn văng vẳng bên tai nhiều ngày không dứt, nhưng không hề cảm thấy khó chịu bởi tiếng đàn rất hay. Do quá yêu thích, say mê tiếng đàn kia nên người nước Tề đã quyết tâm xin học đàn từ người nước Triệu.

Người nước Triệu trước tiên chỉnh lại dây đàn, người nước Tề trông thấy vậy liền dùng keo gắn chặn những dây đàn người nước Triệu vừa chỉnh rồi vui vẻ cầm đàn về nhà. Sau đó, người nước Tề vùi vào gảy đàn nhưng khổ luyện số 3 năm mà tiến đà vẫn không tiến bộ chút nào.

Người nước Tề vô cùng thất vọng, oán trách người nước Triệu: "Ông ta dạy quá tồi, tôi không có chút tiến bộ nào, vẫn là người không biết gảy đàn".

Có người học nghệ từ người nước Triệu nghe thấy vậy liền cảm thấy vô cùng hiếu kỳ. Tìm người nước Tề hỏi: "Tại sao ông lại nói như vậy?"

Người nước Tề lôi cây đàn đã được dùng keo gắn chặt rồi kể khổ. Mọi người nghe xong chỉ thấy dở khóc dở cười, thi nhau chế giễu người nước Tề ngu dốt không biết biến hóa linh hoạt.

Nghệ thuật học đàn trăm biến vạn hóa. Muốn học đàn hay mà chỉ dùng keo dính chặt dây đàn thực sự khiến người khác phải cười ra nước mắt.

Làm việc phải giữ tâm biến hóa linh hoạt, tức là nhìn vạn vật bằng ánh mắt thông thấu, xử lý mọi việc bằng phương thức linh hoạt. Chỉ có như thế, mọi việc mới hanh thông, thuận lợi.

Qua những dẫn chứng, câu chuyện về ẩn và giữ, ta thấy lời cổ nhân dạy muôn đời không sai “Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải giữ tâm”. Con người sống ở đời, phải biết rõ lúc nào cần ẩn tâm, lúc nào cần giữ tâm. Chỉ khi nắm được những điều này, ta mới có thể nhìn đời, thấu hiểu đời.

Xem thêm: Muốn đổi thời vận nên bỏ ngay 10 cách nói chuyện này

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Để tạo phúc cho đời sau nhiều người thường để lại tài sản mà cả đời họ làm ra cho con cái của mình. Nhưng đối với người xưa, việc tạo phúc cho đời sau lại có quan niệm rất khác biệt.

Cổ nhân dạy: Gia đình tích đức hành thiện thì con cháu đời sau nhất định hưng vượng
0 Bình luận

Cổ nhân có câu “Lấy đạo đức truyền gia thì được trên 10 đời, lấy nghề cày cấy và dạy học truyền gia đứng thứ 2, lấy kinh thư truyền gia đứng thứ 3, lấy của cải truyền gia thì không nổi 3 đời”. Thế mới thấy, dạy con cháu hiền đức, tu thân dưỡng đức mới là quan trọng nhất.

Cổ nhân dạy con: Trở thành người hiền đức mới là quan trọng nhất
0 Bình luận

Kẻ nịnh bợ là kẻ chuyên rình xem ý tứ người khác ra sao rồi dùng lời để nịnh nọt lấy lòng, những kẻ như vậy nếu tránh xa được thì nên tránh xa để không rước họa vào thân.

Cổ nhân khuyên: Né kẻ nịnh bợ là tránh xa tai họa tốt nhất
0 Bình luận

Tin liên quan

Tục ngữ trong văn hóa truyền thống vốn bác đại tinh thâm, qua thời gian đã thấm đẫm vào mọi mặt của cuộc sống. Những đúc kết quý báu mà người xưa truyền lại đã mang đến cho chúng ta những lợi ích vô cùng to lớn.

Vì sao cổ nhân nói: 'Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài'?
0 Bình luận

Theo người xưa, có 3 loại tiền không cho vay, 3 loại lễ không nhất định phải tuân theo, 3 con đường không nên đi, hiểu được con người sẽ có cuộc sống tốt.

Cổ nhân dạy: 3 loại tiền không cho vay, 3 loại lễ không tùy tiện, 3 con đường không đi
0 Bình luận

Những câu nói của cổ nhân tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Nếu bạn có thể lĩnh ngộ, cả đời sẽ được hưởng lợi.

10 câu nói kinh điển của cổ nhân, mỗi ngày đọc một lần, cả đời sẽ được lợi
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bản di chúc 'tình người' - Câu chuyện nhân văn cảm động

Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."

Đăng Dương
Đăng Dương 12 giờ trước
Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất