Để hết tài sản cho hàng xóm – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm

Khi biết lý do bố để hết tài sản cho anh hàng xóm, các con vừa sửng sốt vừa hối hận khôn nguôi vì hành động sai lầm của mình.

Diệu Nguyễn
10:00 23/04/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia đình tôi có 2 anh em, tuy quê ở Khánh Hòa nhưng anh em tôi mỗi người sống ở một tỉnh thành khác nhau. Anh tôi sống ở TP Hồ Chí Minh, sau khi tốt nghiệp đại học thì anh đi làm rồi lấy vợ sinh con, lập nghiệp ở đấy. Còn tôi lấy chồng ở Quảng Bình, được cha mẹ chồng cho đất ở đây nên vợ chồng tôi xây nhà riêng, ổn định cuộc sống.

Do ở xa nên gia đình tôi chỉ tập trung, sum họp vào các kỳ lễ lớn hoặc Tết Nguyên Đán. Với tôi mà nói, đó là khoảng thời gian hạnh phúc, thoải mái nhất khi được sống trong sự yêu thương và chăm sóc của bố mẹ.

Mỗi lần về quê, thấy bố mẹ ngày càng già, lại chỉ có 2 ông bà lủi thủi chăm sóc nhau, tôi lại chạnh lòng xót xa mà không thể làm gì khác được. Thương ông bà, tôi cũng chỉ biết gửi tiền để ông bà tiêu vặt, mua thuốc men uống. Còn chuyện chuyển về quê sống luôn với bố mẹ, tôi không làm được. Vì chồng tôi là con trai duy nhất, nên cũng phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chồng.

Tuần trước, bố mẹ gọi anh em tôi về nhà có việc. Bố nói dạo gần đây sức khỏe của ông yếu đi thấy rõ. Chuyện là 2 tháng trước, ông bị té ngã khi đang làm đồng, cũng may có anh hàng xóm đưa vào viện kịp thời nên không có vấn đề gì nghiêm trọng. Mẹ tôi lớn tuổi, lại bị huyết áp cao nên không thể vào viện chăm sóc ông được. Vợ chồng anh hàng xóm thấy vậy nên bảo mẹ tôi ở nhà, họ tự thu xếp công việc để chạy tới chạy lui, vừa chăm bố tôi, vừa phụ ông việc đồng áng.

De-het-tai-san-cho-hang-xom-cau-chuyen-gia-dinh-dang-ngam

Nghe bố bị té, tôi lo lắng vô cùng. Tôi hỏi tại sao bố không báo cho anh em tôi biết để về chăm sóc? Ông thở dài, bảo không muốn chúng tôi lo lắng và cũng biết chắc là chúng tôi sẽ không thể về ngay được. Thời gian nằm viện, thấy sức khỏe của mình không còn tốt, nên ông đã nghĩ rất kỹ đến việc phân chia tài sản. Gia đình tôi tuy ở nông thôn nhưng đất đai rất rộng, ruộng rẫy nhà tôi còn có giá trị cao vì có đường bê tông chạy qua.

Bố hỏi anh em tôi có ai muốn về sống chung với bố mẹ không? Người nào về quê ở với ông bà thì sẽ nhận hết tài sản, đất đai. Anh tôi nghe vậy thì từ chối ngay vì anh ấy đã có cơ ngơi vững chắc ở thành phố. Hơn nữa công việc của 2 vợ chồng rồi chuyện học hành của các con đã ổn định nên không thể về quê được. Anh ấy muốn nhường tài sản lại cho vợ chồng tôi. Mà chúng tôi cũng không thể về được, vì cha mẹ chồng nhất quyết không đồng ý cho gia đình tôi về quê. Chồng tôi càng không thích cuộc sống ở rể.

Nghe vậy, bố tôi trầm tư một lúc rồi nói ra quyết định của mình. Ông bảo anh hàng xóm gần nhà rất tốt bụng, nhiệt tình nhưng cuộc sống khó khăn. Anh ấy thường sang giúp đỡ bố mẹ, nhất là những khi ông bà ốm đau mà không đòi hỏi bất kỳ thứ gì. Đợt bố bị té ngã, nếu không có vợ chồng anh ấy chăm sóc thì bố mẹ cũng không biết phải xoay sở làm sao? Giờ bố sẽ nhận anh hàng xóm làm con nuôi và để hết tài sản cho vợ chồng anh ấy.

Anh em chúng tôi nghe vậy thì bàng hoàng nhìn nhau, không thể nào tin nổi bố mẹ lại có ý định giao hết tài sản cho người lạ. Anh em tôi không thể về quê được nhưng vẫn sẽ tìm mọi cách để hoàn thành trách nhiệm chăm sóc ông bà. Tại sao bố mẹ lại có thể đưa ra quyết định quá oái oăm như vậy?

Hiện giờ, vì chúng tôi không đồng ý nên chuyện chia tài sản vẫn chưa xong xuôi. Bố mẹ thấy vậy suốt ngày than trách con cái bất hiếu, không muốn chăm sóc cha mẹ già yếu mà lại muốn nhận tài sản, đất đai. Anh em tôi bị đặt vào thế khó khăn mà không biết phải làm sao cho hợp lý?

Theo Phụ nữ mới

Xem thêm: Nơi “trú ẩn” tuổi già – Câu chuyện đáng ngẫm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận