Con dâu tốt trong mắt bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Nghe những lời bố mẹ chồng nói mà tôi thấy nghẹn ứ trong lòng, ở đời đôi khi một đứa con dâu tốt không bằng đứa con dâu có tiền...

Sáng sớm, chồng tôi bảo: “Tối qua mẹ ốm ho suốt đêm, em xem có xin nghỉ làm đưa mẹ đi viện khám được không? Anh lái xe không có người thay, sợ họ không cho nghỉ”.
Chồng đã nói vậy thì tôi cũng gọi điện xin nghỉ làm, chở mẹ chồng đến bệnh viện. Chờ bà khám, xét nghiệm, đọc kết quả cũng hết tròn buổi sáng. Trên đường về tôi còn tranh thủ ghé qua chợ mua thức ăn về nấu bữa trưa cho ông bà.
Đúng lúc tôi bê mâm cơm lên thì nghe ông bà to nhỏ với nhau. Bố chồng tôi nói: “Sáng bà đi khám vợ thằng cả có gọi điện về, nó bảo gửi biếu 10 triệu để bà thuốc thang tẩm bổ đấy”.
“Thế hả ông? Nhà mình có hai cô con dâu, nhưng có mỗi dâu cả là được nhờ”, mẹ chồng tôi vui vẻ bảo.
Tôi nghe mẹ chồng nói xong chỉ muốn đặt mâm cơm xuống luôn sàn nhà mà bỏ về. Nhưng tôi không làm thế, tôi bước lên nói với mẹ chồng: “Mẹ ạ, chị cả có tiền thì con có công. Của 1 đồng nhưng công 1 nén. Nếu lòng tốt của con không sánh bằng đồng tiền của chị dâu vậy thì từ nay con xin phép, những lúc bố mẹ ốm đau con vẫn đi làm để tích cóp tiền đem về biếu bố mẹ ạ!”. Nói xong, tôi đứng dậy dắt xe đi về.

Về nhà, tôi kể lại rồi nói thẳng luôn với chồng: “Từ nay, bố mẹ có việc gì thì tự anh đi mà lo, đừng kêu em nữa. Em con phải đi làm, kiếm tiền để biếu cho ông bà, không thì ông bà lại kinh cho. Một đứa con dâu tốt không bằng được đứa con dâu có tiền”.
Chồng tôi nghe xong thì nổi cáu: “Em đừng tự ái vặt kiểu đó nữa. Mẹ nói cũng đúng đấy chứ sai chỗ nào. Giả sử ông bà bị bệnh, cần tiền chữa trị, trong khi em chỉ biết nói lời động viên, còn chị dâu cho tiền chữa bệnh, vậy thì cái nào tốt hơn? Em xem mỗi lần anh chị gửi cho ông bà đều 5 triệu, 10 triệu, bằng cả tháng lương công nhân em bạc mặt đi làm, em có đu theo được không? Mình không có của thì mới phải bỏ công, ở đó mà tự ái vớ vẩn, mệt cả người”.
Thế là vợ chồng tôi cãi nhau to. Chồng nói tôi nghèo còn không biết thân biết phận, giận dỗi với mẹ chồng, có giỏi thì kiếm nhiều tiền vào cho bố mẹ chồng đi rồi hẵng so bì, tị nạnh. Anh còn bảo tôi ngày mai phải sang nhà xin lỗi bố mẹ chồng vì đã ăn nói liếu láo.
Tôi nghe mà thấy nực cười vô cùng. Tôi hành xử nói năng như vậy có gì là sai? Sai là do bố mẹ chồng bên trọng bên khinh, coi thường tấm lòng, công sức của tôi bấy lâu nay...
Đọc thêm
Nhìn nụ cười, ánh mắt cặp vợ chồng già ấy trao cho nhau tôi thầm nghĩ liệu ai có thể giữ một ngọn nến đi qua bao giông bão mà vẫn cháy được như thế?
Dù biết là vì mẹ thương tôi nến mới hành xử như thế, nhưng mỗi lần nhìn vào vẻ mặt cam chịu của vợ tôi lại thấy mình thật khổ khi làm con trai cưng của mẹ.
Bố mẹ vợ lên chơi 3 ngày, vợ chồng tôi liền xảy ra chuyện. Vợ tôi một mực đòi giữ tiền, tôi biết nguyên nhân đằng sau nhưng chỉ dám cay cú trong lòng chứ không thể cãi.
Tin liên quan
Quy luật ở đời, có được ắt có mất. Vì thế, hãy bình thản đối diện, tìm cách vượt qua chứ đừng so bì, chìm đắm trong đau khổ để rồi hủy hoại cả đời mình.
Đời người có 3 bát mì: thể diện, hoàn cảnh và tình cảm. Nếu ăn ngon 3 bát mì này thì bạn giống như cá gặp nước, nếu ăn không ngon thì không thể tiến nổi một bước.
Với người trong gia đình, càng bao dung thì càng hạnh phúc. Vì thế, với người nhà, nhường nhịn 3 phần sẽ được hưởng 7 phần.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.