Mệt mỏi vì làm con trai cưng của mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù biết là vì mẹ thương tôi nến mới hành xử như thế, nhưng mỗi lần nhìn vào vẻ mặt cam chịu của vợ tôi lại thấy mình thật khổ khi làm con trai cưng của mẹ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi là con trai út trong gia đình có 3 chị gái. Cha tôi ra ngoài làm việc, lo kinh tế gia đình, còn mẹ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái. Tôi là con út, lại là con trai nên cha mẹ có phần cưng chiều hơn các chị. Lúc nhỏ, tôi khá ốm yếu nên mẹ thương, không cho tôi đụng tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Ngoài việc học ra tôi chỉ có chơi nên thỉnh thoảng các chị cũng phân bì nhưng mẹ tôi đều gạt bỏ ngoài tai.

Tôi lên đại học thì cha qua đời do một vụ tai nạn bất ngờ. Lúc này các chị tôi đều đã tốt nghiệp đi làm nên có thể lo cho tôi ăn học. Ra trường, tôi bắt đầu đi làm, phụ với các chị sửa nhà và nuôi mẹ.

Sau đó, các chị lần lượt lập gia đình và ra ở riêng, tôi là con út, lại là con trai nên sống với mẹ. Tình cảm mẹ con tôi nhiều năm qua rất tốt đẹp. Ngày tôi dẫn bạn gái về ra mắt, mẹ cũng rất vui và niềm nở, chấp nhận cho chúng tôi đến với nhau. Nhưng sau khi vợ chồng về chung ra, tôi mới nhận ra vấn đề tồn tại trong gia đình mình…

met-moi-vi-lam-con-trai-cung-cua-me-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Từ xưa đến nay mẹ không cho tôi làm việc nhà, mọi chuyện đều tự tay mẹ làm hết. Đến khi có con dâu, mẹ giao hết việc nhà cho vợ tôi, vừa dọn dẹp, vừa chợ búa cơm nước, còn phải làm việc công ty khiến cô ấy quần quật cả ngày không ngơi tay. Thương vợ tôi chia sẻ việc nhà với vợ thì mẹ lại giành việc với tôi. Đến khi tôi vắng mặt, bà lại mắng vợ tôi: “Sao cô lại bắt nó làm? Xưa giờ nó có biết làm gì đâu”. Để vợ làm việc nhà một mình tôi thấy mình tệ bạc lắm, nhưng làm cùng vợ thì lại bị mẹ mắng, không khí trong nhà cũng căng thẳng, khó chịu theo.

Mẹ tôi giao việc nhà cho vợ  nhưng lại vẫn muốn cô ấy làm theo ý của mình, từ cách dọn nhà đến cách nấu ăn. Mỗi nhà có thói quen nấu nướng khác nhau, vợ tôi nấu theo kiểu cô ấy vẫn thường làm mẹ tôi liền khó chịu, đứng kề kề bên cạnh chỉ dẫn từng bước. Thậm chí, đến giặt đồ, mẹ cũng muốn bắt vợ tôi chà xà bông lên quần áo trước rồi sau đó mới bỏ vào máy giặt. Tôi hiểu, đó là cách các bà nội trợ ngày xưa hay làm, rất sạch, nhưng không phù hợp với người bận rộn cả ngày với công việc văn phòng như vợ tôi.

Đồ giặt xong, thấy vợ đang bận rộn tôi ra phơi giúp, mẹ thấy vậy liền gọi vợ tôi ra la: "Tại sao lại để cho nó phơi đồ?". Để vợ được yên, tôi phải đợi khi mẹ ngủ hoặc không có nhà, mới dám lén giúp vợ việc nọ việc kia. Tôi đã nhiều lần góp ý nhẹ nhàng nhưng mẹ không chịu. Có lúc, tôi bực mình phản ứng với mẹ, nhưng rồi lại sợ bà buồn nghĩ rằng tôi có vợ rồi nên không thương mẹ nữa.

Trong nhà có việc gì cần bưng bê, mẹ đợi tôi ra khỏi nhà mới sai con dâu làm. Vợ tôi không làm thì ngại mất lòng mẹ chồng, nhưng làm thì cảm thấy uất ức, mà tôi cũng cảm thấy nóng máu khi biết vợ phải khiêng đồ nặng, trong khi việc đó tôi chỉ cần dùng một chút sức là xong.

Lắm lúc tôi nghĩ, hay vợ chồng ra ngoài thuê nhà để mẹ con khỏi xích mích, va chạm, chứ ở chung lâu ngày thế này kiểu gì cũng sẽ sứt mẻ tình cảm. Nhưng nghĩ lại, mẹ cũng gần 70 tuổi rồi, sống một mình thì vợ chồng tôi lại không yên tâm. 

Vợ tôi hiểu mẹ xưa nay không ra ngoài nhiều nên tầm nhìn hạn hẹp, xem làm việc nhà là trách nhiệm, bổn phận của phụ nữ. Do vậy, gặp chuyện, cô ấy bực xong rồi thì thôi chứ không quá xung đột hay oán giận mẹ chồng. Nhưng nếu ở chung vài năm nữa, chúng tôi sinh con thì vợ tôi sẽ chịu khổ gấp bội phần.  Nhìn vợ mệt mỏi, tất bật cả ngày không được nghỉ ngơi tôi thấy xót lắm.

Các chị tôi thỉnh thoảng về nhà cũng góp ý mẹ nhưng rồi mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Tôi thật khổ khi phải làm con trai cưng của mẹ…

Xem thêm: Người dưng nước lã – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

3 năm lấy chồng là 3 năm tôi gắng lấy lòng mẹ chồng, nhưng lúc nào bà cũng chỉ xem tôi là người dưng nước lã, người cố chèo kéo bu bám con trai thành đạt của bà.

Người dưng nước lã – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Khoản thừa kế cô được hưởng từ mẹ đẻ so với nụ cười hiền hậu của người mẹ kế đã chăm sóc, nuôi dưỡng cô nên người hôm nay thì không lớn tí nào…

Mẹ kế con chồng - Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Một buổi sáng mùa đông nọ, bố chồng gõ cửa nhà tôi. Tuyết rơi dày mà ông vẫn dậy từ sớm đạp xe mang thực phẩm tươi đến tận nhà tôi. Nhìn thấy cảnh này, tôi không khỏi bật khóc.

Chiếc túi cũ của bố chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Đời người, cần 2 năm để học nói nhưng cần cả một để học cách im lặng. Cảnh giới cao nhất của đời người chính là quản lý được cái miệng của mình.

Cổ nhân dạy cấm có sai: Nước sâu chảy chậm, kẻ ngu dốt hay khẩu nghiệp
0 Bình luận

Cổ nhân khuyên hậu thế các đời sau, việc gì cũng có thể chần chừ trừ báo hiếu cha mẹ và giữ gìn sức khỏe. 

Lời dạy cổ nhân muôn đời đúng: Ở đời có 2 việc không nên đợi, 2 thứ không nên sợ
0 Bình luận

Sống ở đời, người ta phải có khả năng tu dưỡng trái tim của mình, biết kiểm soát cái miệng và đi theo con đường chính đạo thì vinh quang, giàu có không mời cũng tự đến.

Cổ nhân nói: Muốn phúc khí không mời tự đến hãy tu dưỡng tốt 3 điểm phong thủy trên cơ thể
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất