Người dưng nước lã – Câu chuyện đáng suy ngẫm

3 năm lấy chồng là 3 năm tôi gắng lấy lòng mẹ chồng, nhưng lúc nào bà cũng chỉ xem tôi là người dưng nước lã, người cố chèo kéo bu bám con trai thành đạt của bà.

Diệu Nguyễn
17:00 28/11/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày anh đưa tôi về ra mắt, cả họ hàng sang chơi chờ để xem mặt con dâu, cháu dâu tương lai. Mẹ anh cũng tứng từ cổng dõi mắt đợi trông. Lúc vừa đến, tôi vồn vã chào hỏi, tặng quà hai bác và những người thân trong gia đình chồng. Ai cũng khen tôi xinh xắn, ăn nói dễ nghe, trông người phúc hậu, có tướng vượng phu. Những lời khen ấy khiến tôi vơi đi phần nào áp lực ngày ra mắt.

Thế nhưng, trong bữa cơm, khi hỏi về gia đình tôi, mẹ anh bắt đầu thay đổi thái độ. Không hiểu sao anh lại giấu chuyện bố mẹ tôi làm nông dân, nói với nhà anh tôi là con nhà gia giáo. Anh cũng không nói chuyện bố mẹ tôi đã ly hôn, hiện tôi đang sống cùng với mẹ và một cậu em trai khờ khạo. Tôi biết anh không chê gia cảnh của tôi, bởi nếu chê thì từ đầu anh đã không theo đuổi và muốn cưới tôi làm vợ. Nhưng việc anh che đậy khiến tôi cảm thấy mình là kẻ dối trá, xấu xa. Không chịu được cảm giác đó, tôi đã nói toàn bộ sự thật với hy vọng gia đình anh hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của mình.

Nhưng khổ nỗi, trong mắt mẹ anh, anh là chàng quý tử giỏi giang nên phải cưới một cô vợ xinh đẹp, con nhà gia giáo, xứng tầm hoặc là hơn gia đình anh. Tôi biết mẹ anh không muốn có cô con dâu như tôi. Nhưng tin tôi mang bầu 3 tháng khiến mẹ anh không thể không tổ chức đám cưới.

nguoi-dung-nuoc-la-cau-chuyen-dang-suy-ngam (1)

Dù sau đám cưới, tôi hết sức cung phụng gia đình chồng, sinh cho bà một cháu nội đích tôn kháu khỉnh, bụ bẫm nhưng chưa bao giờ bà cho tôi một cái nhìn thiện cảm. Bởi trong thâm tâm, bà cho rằng tôi đã “úp sọt” con trai yêu quý của bà.

Suốt 3 năm làm dâu, mẹ chồng luôn xem tôi là người dưng nước lã, không bao giờ chủ động gọi điện hỏi thăm hay thông báo chuyện gia đình, dù là giỗ chạp hay lễ tết, bà cũng chỉ gọi cho con trai bảo dẫn cháu về chơi.

Có lần mẹ dẫn họ hàng ở quê lên nhà tôi chơi vài ngày nhưng cũng chỉ thông báo với con trai. Hôm đó tôi tuy rất bực và buồn lòng nhưng vẫn giữ phép lịch sự đón tiếp khách đàng hoàng. Tôi góp ý với chồng, bảo anh nói cho mẹ hiểu. Nhưng bao năm qua vẫn vậy, mẹ anh bảo thủ, mãi không chịu thay đổi cái nhìn về con dâu.

Tôi làm nhân văn văn phòng, lương tháng được 10 triệu đồng, còn chồng thì giỏi kiếm tiền hơn. Lần nào về quê tôi mang quà hay tiền biếu mẹ chồng đều nhận nhưng chẳng nói được một lời cảm ơn. Bà mặc nhiên coi đó là tiền của con mình, tôi chỉ là người đưa hộ. Trong nhà thiếu thốn gì, tôi cũng chủ động mua sắm nhưng vẫn chỉ là người dưng nước lã với bà.

Năm ngoái, mẹ chồng mổ khối u, nằm viện một thời gian dài, sức khỏe sa sút. Vì nhà không có người chăm sóc nên tôi xin nghỉ việc không lương nửa tháng về chăm mẹ. Mọi thứ trong viện từ viện phí tới ăn uống, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc, đều một mình tôi lo liệu. Lúc mẹ ra viện, tôi còn biếu bà 20 triệu để thuốc thang. Nhưng bà chỉ nhận rồi dửng dưng nói: “Cô đừng nghĩ làm vậy thì tôi sẽ yêu quý cô. Cháu thì là cháu tôi, con là con tôi nhưng cô thì vẫn chỉ là con dâu mà thôi. Tiền cô bỏ ra cho tôi, cho cái nhà này cũng là tiền con trai tôi làm ra thôi. Cô giữ hết tiền của nó, không cô đưa thì ai đưa? Tôi nuôi nó bao năm mà giờ tiền nó làm ra một tháng mấy chục triệu, tôi không được giữ một nghìn. Tự nhiên nguwoif dưng lại ăn hết!”.

Những lời mẹ chồng nói như nhát dao cứa vào tim tôi. Bao nỗ lực của tôi suốt 3 năm nay chỉ như bát nước lã đổ đi, không mảy may thay đổi được suy nghĩ trong lòng mẹ. Tôi thật sự không còn sức để cố gắng nữa rồi…

Xem thêm: Chiếc túi cũ của bố chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận