Cổ nhân dạy người trí tuệ phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để đối nhân xử thế!
Cổ nhân dạy, người nóng nảy thường nhiều lời, người có tướng quý thường im lặng như thể biến mất. Người trí tuệ thật sự phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để sống và đối nhân xử thế!
Cổ nhân dạy: Gặp chuyện gì cũng “mặt thong thả”
Chuyện bất ngờ xảy ra thường khiến chúng ta bị rối loạn tâm trí, tạo áp lực đè nặng lên tinh thần. Nếu chúng ta cứ bồn chồn không yên, gấp gáp muốn có được thắng lợi thì chắc chắn sẽ làm hỏng đại sự.
Gặp chuyện thì việc đầu tiên cần làm chính là điều chỉnh cảm xúc, thả lỏng tinh thần, quan sát kỹ càng và tỉnh táo hết sức có thể. Chỉ như thế kết quả tốt đẹp mới đến được. Khi sở hữu tâm thái chuẩn mực thì mới dẫn đến quyết định hành động đúng đắn, mà một khi đã hành động đúng đắn thì kết quả mới diễn ra như mong đợi.
Nhiều người khi làm bất cứ chuyện gì cũng muốn có được thành công ngay lập tức, nhưng lại không hay biết thái độ gấp gáp lúc nào cũng gây ra sai lầm và mang lại kết quả xấu. Chỉ có “mặt thong thả”, bình tĩnh hành sự, không vội vàng, không cưỡng cầu, dùng tâm thái an nhiên để đối diện thì khó khăn cách mấy cũng sẽ vượt qua.
Cổ nhân dạy: Hành sự thông minh là ở “thanh tĩnh lặng”
Cổ nhân có câu: “Người nóng nảy thường nhiều lời, người có tướng quý thường im lặng như thể biến mất”.
Người có tính tình nóng nảy thường nói rất nhiều, bởi họ muốn dùng lời nói để thể hiện chủ kiến của bản thân, thích phân bua để giành thắng lợi. Những người như vậy thường không thể kiểm soát cảm xúc, để cơn nóng giận điều khiển lý trí của mình.
Ngược lại, những người đủ thông minh lại luôn kiệm lời, vì họ biết “ẩn mình”, chỉ xuất hiện trong những trường hợp cần thiết, thấu hiểu sự im lặng cũng là tự bảo vệ lấy chính mình. Từ xưa đến nay, người đại trí không thể để cảm xúc "dắt mũi", hành động bình tĩnh đến đáng sợ.
Tâm lý học có một nguyên tắc trắc nghiệm gọi là ABC, trong đó A là sự việc, B là nhận thức và C là cảm xúc. Nhiều người gặp chuyện không vui thường cho rằng nguyên nhân nằm ở A, mà không nghĩ đến nguồn cơn xuất phát từ B hay C.
Ví dụ, một người đang chèo thuyền giữa sông, đột nhiên bị một chiếc thuyền khác đâm vào phía trước. Lúc đó, anh ta liền nổi nóng, đựng dậy chửi rủa về chiếc thuyền kia. Nhưng sau đó lại phát hiện trên chiếc thuyền đó không có người, thế là mọi cảm xúc tức giận cũng tan biến hoàn toàn. Đây chính lý luận “truyền thống” trong tâm lý con người.
Gặp chuyện không than oán, không tự cho bản thân làm trung tâm, kiểm soát cảm xúc, đối diện với mọi việc trong cuộc sống. Đó mới thực sự là “thanh tĩnh lặng” của người có trí tuệ.
Con người chỉ khi có tâm thái bình tĩnh mới có thể suy nghĩ thấu đáo toàn diện, không bị đả động bởi thế giới phức tạp ngoài kia.
Cổ nhân dạy: Dùng “tâm an định” để đối mặt với mọi việc
Hành sự ở đời đại kỵ nhất là nóng nảy. Tâm không an định thì không thể làm nên đại sự.
“Tâm an định” mà người xưa dạy bao gồm rất nhiều phương diện: tâm thái, tư duy và cách hành xử, những điều này đều phát đạt đến trình độ cẩn thận và bình tĩnh muôn phần. Lúc này, không có sóng gió, trắc trở nào có thể quật ngã được họ.
Con người sống ở đời không thể tránh khỏi khó khăn, chỉ có tâm an định mới có thể giúp ta đối diện, bình tĩnh để xử lý mọi chuyện. Việc gì đến cũng sẽ đến, gấp gáp và bình tĩnh hành sự đều mang lại kết quả, chỉ là khi bạn cẩn trọng làm việc thì kết cục có thể được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn. Giông bão vẫn sẽ ở đó, điều quan trọng là bạn có giữ được tâm an định hay không mà thôi!
Xem thêm: Cổ nhân dạy: Đời người có 2 việc không thể đợi, hôm nay không làm ngày sau hối hận
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận