Vì người già không còn mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Người ta hay nói, “già như trẻ con”. Nhưng khác biệt ở chỗ, trẻ con được sinh ra trong một vòng tay, còn người già dần rời đi khỏi cuộc đời này trong một khoảng lặng.
Hôm nay, mình nghe được một cuộc hội thoại nhỏ, giản dị thôi, nhưng khiến lòng mình chùng lại thật lâu:
- Tại sao trẻ con tè dầm thì mọi người thấy bình thường, còn người già tè dầm lại bị coi là phiền phức?
- Vì người già… không còn mẹ nữa.
Chỉ một câu ngắn ngủi, mà như ai bóp nhẹ tim mình một cái. Đúng vậy, em bé thì có mẹ nhẹ nhàng lau khô, dỗ dành, yêu thương. Còn người già cũng yếu ớt, cũng lấm lem, cũng cần được vỗ về nhưng lại chẳng còn ai để dịu dàng gọi hai tiếng “không sao đâu, mẹ ở đây”.
Người ta hay nói, “già như trẻ con”. Nhưng khác biệt ở chỗ, trẻ con được sinh ra trong một vòng tay, còn người già dần rời đi khỏi cuộc đời này trong một khoảng lặng. Khi ta còn bé, mọi điều vụng về đều được tha thứ. Còn khi đã già, sự phụ thuộc lại khiến người ta khó chịu, bất tiện. Có những cái thở dài nặng hơn cả lời quở trách, có những ánh mắt vô tình cũng đủ khiến một người tự thấy mình trở thành gánh nặng.

Có bao giờ bạn tự hỏi: liệu những người bố, người mẹ già của chúng ta có từng cảm thấy xấu hổ khi không thể tự cầm muỗng, tự đi lại, hay tự mình thay quần áo? Có chứ. Họ là những người đã từng mạnh mẽ, từng gánh cả gia đình, từng nhường phần ngon nhất cho con, và giờ đây – khi đôi chân đã run, bàn tay đã yếu họ chỉ mong được yêu thương như cách mà họ từng yêu thương.
Chúng ta thương con trẻ bằng cả trái tim, vậy sao lại thiếu bao dung với cha mẹ già đi từng ngày? Có phải vì quen với hình ảnh họ gồng gánh, nên khi họ yếu mềm, ta lúng túng, khó chịu, quên mất họ cũng cần được chở che?
Không ai muốn trở thành gánh nặng. Và càng không ai muốn phải tủi thân vì những điều nằm ngoài khả năng của tuổi già. Thế nên, nếu một ngày mẹ cha bạn vụng về, lẩm cẩm, hay thậm chí “tè dầm”, xin đừng thở dài. Hãy nhớ lại, khi bạn còn nhỏ, ai đã nhẫn nại thay tã, ai đã lau từng giọt nước mắt mà không một lời oán trách?
Người già cũng từng là đứa trẻ có mẹ. Nhưng giờ đây, họ chỉ còn chúng ta.
Thương một người già chính là cách đẹp đẽ nhất để trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để trở thành một người tử tế?"
Cre Chuyện của gió
Tin liên quan
Thăm nhà bạn ở tuổi ở cái tuổi lục thập hoa giáp thế này mới thấy thấm thía cái bình yên, hạnh phúc thực sự ở đời. Tưởng là dễ những khó vô cùng...
Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.
Ngay khi được tài xế taxi nhờ giúp đỡ, cảnh sát giao thông Hà Nội liền sử dụng xe mô tô chuyên dụng mở đường để xe chở nạn nhân đi cấp cứu kịp thời.
Bài mới

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.