Gửi cháu cho bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Thanh Tú
Thanh Tú 07/06
Theo dõi

Tôi vừa về hưu được tròn 2 tháng. Những ngày đầu thật sự dễ chịu, sáng tưới cây, chiều đạp xe quanh hồ, lâu lâu lại ra hội trường thôn đánh cầu lông với hội phụ nữ, sinh hoạt CLB thơ. Ở độ tuổi 60 tôi không còn trẻ nhưng cũng chưa già đến nỗi nói năng lẫn lộn. Tôi rất mong chờ quãng thời gian nhẹ nhàng sau bao năm thức khuya dậy sớm, tần tảo sớm hôm lo cơm áo, gạo tiền.

Nhưng đời không cho ai bình yên lâu… cuối tháng 5, thằng cả trên thành phố gọi điện về với giọng hồ hởi: “Mẹ ơi, hè này con gửi tụi nhỏ về chơi với ông bà nhé. Ở quê thoáng mát chứ ở thành phố ngột ngạt, tội bọn nhỏ. Vả lại tụi con cũng đi làm suốt ngày, chúng nó ở nhà toàn ôm điện thoại, tivi hỏng hết người”.

Tôi chưa kịp phản ứng thì con dâu đã chen vào: “Mẹ cứ để các cháu về chơi cho vui nhà vui cửa. Con chuyển khoản cho cậu út chút tiền nhờ cậu rút đưa cho mẹ. Mẹ cứ tiêu thoải mái, cần gì thì bảo chúng con”.

Nói là “chút tiền” nhưng sáng hôm sau tôi nhận được hơn 15 triệu. Nhìn số tiền trên tay lòng tôi nghẹn lại.

Tuần đầu tiên tôi cố gắng làm quen lại với tiếng trẻ con cãi nhau chí chóe, đồ chơi vương vãi khắp ơi, thậm chí là việc phải nấu ngày 3 bữa, giặt 3 thau đồ, dọn dẹp không ngơi tay. Đến cuối tuần, khi thấy đứa cháu út 4 tuổi tè dầm lên nệm, đứa cháu lớn hơn thì thấy điện thoại ông ra đập hột mít, nhà cửa bừa bộn tứ tung, tôi bỗng phát cáu hét lên, một điều mà từ rất lâu rồi tôi chưa làm.

Ông nhà tôi nghe tiếng hét thì từ dưới bếp hoảng hốt chạy lên, nhìn tôi rồi nói: “Mình cũng cần được nghỉ chứ, bà nhỉ?”.

gui-chau-cho-ba-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam-3-0945

Tôi bỗng thấy cơn ấm ức căng tràn lồng ngực. Tôi khó vì thấy mình không còn là “người lớn kiên nhẫn” mà là một bà già mệt mỏi, khó tính. Tôi khóc vì thấy mình bị các con mặc định là người rảnh rỗi, có thể bị “phân công” bất cứ lúc nào. Tôi khóc vì tiền con dâu gửi, dù biết đó là thành ý của con nhưng nó lại khiến tôi thấy mình giống như người giúp việc có lương hơn là bà nội.

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa  nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Tôi biết tụi nhỏ thương con, muốn con có tuổi thơ ở quê. Nhưng liệu có ai hỏi tôi và ông nhà có đủ sức để chạy theo 4 đứa nhỏ trong 2 tháng liên tục? Tuổi già có những điều không đo đếm được bằng tiền, đó là giấc ngủ trưa yên bình, là buổi sáng thong dong bên cốc trà, là tấm lưng không còn đau nhức vì bế cháu cả ngày, là được nghỉ ngơi một cách thật sự.

Tôi viết những dòng này là để xin lời khuyên của mọi người. Làm sao để nói với các con rằng tôi không thể gồng gánh như ngày xưa mà không khiến chúng tổn thương? Làm sao để từ chối khéo léo nhưng vẫn giữ được sự tử tế và lòng yêu thương với cháu? Làm sao để giữ lại sự bình yên tuổi già của mình nhưng không trở thành người mẹ ích kỷ?

Tôi không muốn mâu thuẫn. Tôi càng không muốn cháu nghĩ bà nó khó tính, ích kỷ. Nhưng tôi cũng không muốn đến khi thực sự bệnh, con tôi mới nhận ra: Mẹ không phải lúc nào cũng khỏe để chăm người khác.

Xem thêm: Bữa cơm với mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Tớ yêu khối C00 không phải vì nó "dễ", mà vì nó khiến tớ rung động. Vì nó khơi dậy trong tớ một tình yêu với quê hương, với con người, với tiếng nói và ký ức.

Khối C00 và nỗi ngỡ ngàng của một thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Dù không đi làm ngoài xã hội, người vợ vẫn đảm đương khối lượng công việc lớn, từ chăm sóc con cái, lo toan nhà cửa đến hỗ trợ tinh thần cho chồng. Việc trả lương cho vợ ở nhà chăm con là một cách thể hiện sự trân trọng và công nhận công sức mà người vợ bỏ ra trong vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái.

Trả lương cho vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Khi được hỏi về thành công của bản thân, chàng trai bại não - Đinh Chính nói: "Thực sự phải nói rằng sự thành công của tôi ngày hôm nay không chỉ là nỗ lực của bản thân mà còn có sự đồng hành, nâng đỡ rất lớn từ mẹ".

Sự vĩ đại của tình mẹ giúp chàng trai bại não trở thành  Thạc sĩ Harvard
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 11 giờ trước
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Vợ đẹp vợ xấu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhiều người hỏi tôi:"Với điều kiện của anh có thể dư sức kiếm được cho mình một người vợ đẹp, sao anh lại chọn cô ấy?”. Nhưng với tôi cô ấy là người vợ đẹp nhất trên thế gian!

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người có 4 đặc điểm này về già “vận đỏ như son” đi đâu cũng gặp quý nhân tương trợ, đó là gì?

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Chiến thắng chính mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nếu không có sự nhầm lẫn của anh, tôi sẽ không biết việc chiến đấu với lòng tham của bản thân lại khó khăn đến thế. Tôi đã mất hàng giờ để suy nghĩ, để đấu tranh tư tưởng và may mắn là cuối cùng tôi đã làm đúng, đã chiến thắng được lòng tham của chính mình.

Hải An
Hải An 15/06
Người xưa dặn “Nghèo không tiếc 3 tiền, giàu không vào 3 cửa', càng ngẫm nghĩ càng thấm thía!

Câu nói “Nghèo không tiếc 3 tiền, giàu không vào 3 cửa” là một lời răn dạy sâu sắc của người xưa, phản ánh kinh nghiệm sống, triết lý nhân sinh và đạo lý ứng xử trong xã hội.

Hải An
Hải An 14/06
“Hợp đồng giúp việc” với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cứ nghĩ mẹ chồng ki bo khi bắt các con phải ký hợp đồng giúp việc với mức lương 6 triệu/tháng. Nào ngờ đến ngày cuối cùng bà lại cho các con một món quà lớn đến bất ngờ.

Hải An
Hải An 13/06
Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, là vì sao?

Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nghe qua có vẻ chỉ là những lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ hơn, ta sẽ nhận ra đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh lối sống đầy chừng mực, tinh tế và cẩn trọng của người xưa.

Hải An
Hải An 12/06
Lặng người trước câu nói của con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Câu nói của con như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Vợ chồng tôi mải mê kiếm tiền, nghĩ rằng chỉ cần cho con đủ đầy vật chất là được, nhưng điều con cần chỉ là thời gian bên bố mẹ mà thôi...

Hải An
Hải An 11/06
Cổ nhân dạy: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, càng nghĩ càng thấm thía!

Cổ nhân dạy “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo.” Thoạt nghe, câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu đối với người hiện đại, nhưng nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy đây là một lời nhắc nhở mang tính triết lý, phản ánh quan niệm sống, đạo đức và nhân sinh quan của người xưa.

Hải An
Hải An 10/06
Cháu yêu cháu ghét – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cháu gái sốt cao nhập viện nhưng tất cả những gì mẹ chồng tôi lo chỉ là “cẩn thận không lại lây cho thằng em”. Tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu cháu yêu cháu ghét của mẹ chồng…

Hải An
Hải An 09/06
Cổ nhân dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, người có 3 tướng mặt này thì nên tránh xa, đừng dại kết bạn kẻo rước họa vào thân

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Hải An
Hải An 08/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất