Gói quà bọc giấy đỏ - Câu chuyện đời thường về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao gói quà bọc giấy đỏ vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Anh Đào Quang Duy sinh năm 1996 là cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều niên khóa 2011 – 2014. Năm 2020, anh tốt nghiệp ngành Y khoa của trường Đại học Y Hà Nội và hiện đang làm bác sĩ cho một phòng khám tư tại Hà Nội.
Trước đó, năm 2014, Quang Duy thi đại học và đạt tổng điểm cả hai khối A và B đều là 27.5 nên đỗ cả hai trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm ấy, Quang Duy cùng với 2 bạn khác là 3 học sinh đạt tổng điểm cao nhất của trường THPT Nguyễn Gia Thiều.
Đi làm được 4 năm, song anh Quang Duy vẫn nhớ như in kỷ niệm hồi tháng 9 năm 2014, anh được nhà trường mời về dự lễ khai giảng năm học 2014 – 2015 vì đạt kết quả thi đại học tốt. Năm đó, Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng về thăm và dự lễ khai giảng. Tổng Bí thư là cựu học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều niên khóa 1957 – 1963, ông cũng là lớp trưởng và Bí thư Chi đoàn lớp 9B, 10B khi ấy.
“Thời điểm nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về trường và bản thân vinh dự được là 1 trong 3 học sinh có thành tích cao trong kỳ thi đại học, được nhà trường mời về để nhận quà của bác Trọng, tôi đã vui sướng và hạnh phúc vô cùng. Khi nhận được món quà bọc giấy đỏ trực tiếp từ tay Tổng Bí thư trên sân khấu tôi cảm nhận được đó là niềm vinh dự to lớn của bản thân. Khi tặng phần quà, bác Trọng đã vỗ vai, cười nói: “Chúc mừng cháu”. Dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn được tiếp xúc với bác, nhưng qua cử chỉ, ánh mắt cũng đủ để tôi cảm nhận được sự gần gũi, ân cần của người lãnh đạo cấp cao đối với thế hệ trẻ. Đó cũng là nguồn động lực lớn lao để tôi cố gắng hơn nữa trong quá trình học tập, rèn luyện sau này”, anh Quang Duy xúc động chia sẻ.
Món quà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Quang Duy và các bạn khi ấy được gói cẩn thận bằng giấy đỏ, bên ngoài kèm một tấm thiệp ghi “Chúc mừng học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014”.

“Với tôi, đó là một kỷ niệm đẹp và đáng nhớ trong cuộc đời. Bởi không chỉ riêng tôi mà gia đình, người thân cũng rất tự hào khi con cháu mình được nhận quà được trao tặng từ một vị lãnh đạo lỗi lạc của đất nước. Không chỉ lưu giữ kỷ niệm trong đầu, mà kỷ vật cũng được tôi cất giữ cẩn thận”, Quang Duy nói.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc nhận quà từ Tổng Bí thư đã được gia đình Quang Duy in rat reo ở một vị trí trang trọng trong nhà. Tấm thiệp đính kèm trên gói quà cũng được anh đem đóng khung và đặt ở góc làm việc của mình. “Tôi làm vậy để luôn gợi nhớ đến kỉ niệm đáng quý trong đời và qua đó cũng tự nhắc nhở bản thân phải noi gương, học tập những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của Bác”, Quang Duy bày tỏ.
Quang Duy cũng cho thay, những ngày qua khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, bản thân anh vô cùng đau xót, thương tiếc. “Tôi rất buồn bởi bác Trọng là một người lãnh đạo lỗi lạc, tài ba và rất được nhân dân Việt Nam yêu quý, kính trọng. Đây là một sự mất mát to lớn đối với dân tộc và đất nước”, anh Quang Duy tâm sự.
Theo Infonet
Xem thêm: Chiếc Toyota Crown cũ – Câu chuyện đời thường về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc thêm
Bởi bức tâm thư không chỉ nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ với vợ chồng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn chứa đựng nhiều tình cảm đặc biệt cả nhân dân Lào.
Lúc sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt cho thanh niên, và đây là những lời căn dặn của ông để lại.
Qua những câu chuyện đời thường, giản dị này ta có thể thấy ở con người ấy là sự thông tuệ, bình dị, một nhà lãnh đạo có đầy đủ tài năng và đức hạnh.
Tin liên quan
Là ngọn cờ lý luận của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều phát ngôn sâu sắc trong sự nghiệp.
Anh biết mình làm sai, cũng không muốn giấu giếm vợ nên đã về nhà thành khẩn xưng tội với vợ, xin vợ tha thứ. Nhưng chị nghe xong chỉ im lặng.
Mỗi ngày xe mình giữ được số lượng vé đủ là êm rồi. Làm cái nghề xe buýt này lượm được cắc bạc sống qua ngày thôi, đừng mong giàu có được.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.