Bài học đầu tiên – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Thay vì lấy sách vở ra ép bọn nhỏ chép bài, cô giáo trẻ đã dạy chúng bài học đầu tiên về nhận thức và cuộc đời. Dạy chúng rũ bỏ quá khứ, sống thật tốt cho hiện tại và tương lai.

Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp nọ với 26 học sinh cá biệt. Tiểu sử của những học sinh này đều không mấy tốt đẹp. Có em thì nghiện hút, em thì từng vào trại cải tạo, thậm chí có một nữ học sinh còn từng phá thai 2 lần trong một năm. Gia đình chán nản, buông xuôi. Thầy cô giáo trong trường không một ai muốn vào lớp để dạy. Tưởng chừng cuộc đời bọn trẻ cứ vậy khép lại, nhưng vào một ngày kia Phila, một cô giáo trẻ mới về trường đã tình nguyện nhận làm giáo viên chủ nhiệm của những đứa trẻ bất trị này.
Ngày đầu tiên nhận lớp, trái với suy nghĩ của bọn trẻ, cô Phila không hề quát nạt hay bắt chúng nó đem bài vở ra. Cô vào lớp với nụ cười thật tươi rồi nhẹ nhàng bước lên bục giảng, kể cho chúng một câu chuyện về quá khứ của 3 người đàn ông.

Người thứ nhất: Người này đã từng có những vụ bê bối chính trị lớn, rất tin vào y thuật của thầy cúng. Ông ta từng có tới 2 tình nhân, hút rất nhiều thuốc và uống rượu mạnh mỗi ngày.
Người thứ hai: Đã từng bị đuổi việc 2 lần, ngủ thì hôm nào cũng đến trưa mới dậy. Tối nào ông ta cũng uống 1 lít Brandy. Thậm chí ông ấy từng hút thuốc phiện khi còn đang là sinh viên.
Người thứ ba: Đây là một người anh hùng chiến tranh của một đất nước. Ông ấy ăn trường, không bao giờ hút thuốc và thỉnh thoảng mới uống rượu. Thời thanh niên, ông chừng từng phạm pháp hay có vụ bê bối tình ái nào.
Thế rồi cô hỏi cả lớp, các em nghĩ sau này ai sẽ trở thành vĩ nhân, cống hiến cho nhân loại? Những đứa trẻ suy nghĩ một lát rồi thống nhất chọn người thứ 3. Thế nhưng câu trả lời của cô Phila khiến chọn trẻ chết lặng.
Cô Phila nói: “Các em thân mến, cô biết chắc là các em sẽ chọn người thứ 3. Nhưng các em sai rồi. Cả 3 người này đều là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ II. Người đầu tiên là Franklin Roosevelt tuy tàn tật nhưng ông ấy lại có ý chí kiên cường, sau này ông ấy là tổng thống vĩ đại của Mỹ với 4 nhiệm kỳ liên tiếp. Người thứ hai là Winston Churchill, thủ tướng tài ba của Anh Quốc. Và người thứ ba là Adolf Hitler, nhà độc tài của phát xít Đức, người đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân vô tội”. Những đứa trẻ ngây người, chúng không thể tin vào những gì bản thân vừa nghe thấy.
Cô Phile ngừng lại một lúc rồi nói tiếp: “Những gì cô vừa kể là quá khứ của họ, họ đã thoát ra những quá khứ ấy để tạo nên tương lai của chính mình. Các em cũng vậy, hãy bước ra khỏi quá khứ của mình, sống tốt hơn ở hiện tại, như vậy tương lai của các em sẽ đổi khác rất nhiều. Đó là bài học đầu tiên cô muốn các em ghi nhớ!”.
Sưu tầm
Xem thêm: Chiếc quạt mo của nội – Câu chuyện nhân văn cảm động
Đọc thêm
Các chủ tiệm trong cùng một dãy phố đều dặn con cái đừng ăn đồ nhà mình. Một vòng luẩn quẩn lạ kỳ…khiến người ta phải suy ngẫm.
Nó chạy vào phòng nội thì thấy bà nằm sâu bên trong chiếc giường. Nội không mở quạt máy mà chỉ phe phẩy chiếc quạt mo cũ, nhìn lên trần nhà, hai dòng nước mắt của nội chảy dài.
Tôi hy vọng thế hệ tiếp theo sẽ hiểu rằng “gia đình” là một “đại gia đình” gồm nhiều thế hệ. Các con hãy chăm lo tốt cho cha mẹ khi về già, cũng giống như khi còn trẻ họ đã lo cho các con vậy.
Tin liên quan
Trước khi lâm chung, vị thiền sư đã dạy cho các đệ tử của mình bài học cuối cùng, học về cách diệt cỏ cũng cũng chính là học về cách tu dưỡng nhân tâm của chính mình.
Tuy cố tỷ phú Charlie Munger đã qua đời, nhưng những bài học đầu tư đắt giá ông để lại vẫn có thể giúp chúng ta làm giàu.
Thấy nhiều bạn bè khoe nhà ở tuổi 25, nữ nhân viên văn phòng này quyết định cắn răng vay mượn mua nhà và hối hận sau đó.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.