Bà nội “lắm chuyện” – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bà gọi điện cho thằng cháu nội xong thì mặt buồn rười rượi, ông nhìn biết ngay là “có chuyện”. Quả nhiên vừa ướm lời thì bà đã thở hắt ra: “Con với cháu, quan tâm nó thì nó lại bảo bà nội lắm chuyện”.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Ông nói xem, mình bảo nó điều hay lẽ phải chứ có xúi dại đâu mà nó cắm ca cắm cảu”, bà bực mình nói với ông.

Đó chẳng phải lần đầu tiên ông nghe bà than thở như vậy về cháu nội, cháu ngoại. Nhưng lần này có vẻ căng hơn bởi bà tuyên bố: “Thôi từ nay làm gì kệ nó, tôi chẳng dại mà dây vào nữa. Rồi nó lại bảo là lắm chuyện!”. Nói xong, bà bỏ đi vào phòng. Đến bữa trưa, bà ngồi ăn nhưng chẳng nói với ông câu nào, cứ như ông mới chính là người gây chuyện.

Lo bà ấm ức trong làm lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, làm huyết áp lại tăng. Thế là đợi lúc bà đi nghỉ trưa, ông liền đi gọi điện cho cháu nội. Thằng cháu vừa nghe cũng lập tức trút hết tâm tư vào ông.

“Cháu khổ quá, biết là bà nội thương cháu, lo cho cháu nhưng giờ cháu lớn rồi, cháu tự biết phải làm gì. Bà thì cái gì cũng muốn cầm tay chỉ việc mới yên tâm. Sáng nay cháu đang ngủ, bà gọi mấy lần, tưởng có chuyện gì gấp ai dè bà chỉ hỏi: Cháu đã dậy chưa, rồi bắt đầu ca cẩm thanh niên bây giờ sống không khoa học, toàn ngủ ngày cày đêm, lại còn lười vận động. Xong bà nội giục cháu dậy, ra hồ chạy vài vòng cho khỏe người. Lúc đó đang cơn buồn ngủ nên cháu nói hơi nặng lời với bà, thế là bà giận”, thằng cháu tâm sự.

“Ông hiểu rồi, ông thấy bà nói vậy cũng không sai đâu. Cháu cố gắng sinh hoạt điều độ cho ông bà vui. Bà nội lúc nào cũng lo các cháu bị ốm, ở xa lại chẳng có ai chăm sóc”, giọng ông ấm áp nói.

“Cháu biết rồi ạ, nhưng cháu làm ở công ty nước ngoài, nhiều khi sếp triệu tập họp vào ban ngày bên họ lại là tối muộn bên mình nên cũng không tránh được. Những hôm nào họp đêm cháu lại ngủ ngày bù lại, còn những lúc sáng thì vẫn tập thể dục đều đặn mà. Vấn đề la foong bà chỉ cần nhắc vậy là được rồi, còn cháu sẽ tự cân nhắc, sắp xếp cho hợp lý. Mà đâu phải cứ chạy bộ như bà là mới tốt đâu, cháu thích tennis hơn ông ạ, vừa vui vừa khỏe người”, cháu nội nói.

_ba-noi-lam-chuyen-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Điện thoại tắt, ông lắc lắc đầu mỉm cười. Đúng vẫn chỉ là sự khác biệt trong thế hệ mà thôi, chẳng có chuyện gì lớn. Bà nội thì mong muốn cháu thế này, nhưng lại không phù hợp với quan điểm, cách sống của cháu nên mới dẫn ra mâu thuẫn.

Ngoài đứa cháu nội, ông bà còn một cô cháu gái đang du học bên Pháp. Cũng vì chênh lệch múi giờ nên lắm hôm, mờ sáng ở Việt Nam bà đã canh giờ để thức dậy gọi điện sang cho cháu. Rồi cũng lại là những lời dặn kiểu như “Ở bên đấy cháu lo học hành, đừng theo bạn bè vào mất cái vũ trường rồi hư người nhé”, “Cháu đừng có yêu sớm, ở bên đó đàn ông thoáng hơn bên mình nên cứ phải cẩn thận”, rồi thì “Cháu nghe giảng bằng tiếng Pháp có hiểu bài không?”, “Nào rảnh cháu nên ra đường gặp người bản xứ mà luyện thêm tiếng nhé”... Cứ thế, mỗi khi nghe ai nói gì, hoặc nghĩ ra tình huống gì trong đầu là bà lại gọi sang, nhắc nhở cháu không được thế này, thế khác.

Cô cháu ngoại mền tính hơn anh chị nó nên chỉ “vâng dạ” mỗi lần được bà nhắc nhở. Nhưng bà không biết rằng, có lần ông tâm sự với cháu gái nó đã thật thà “khai” rằng: “Ôi, bà dặn thì cháu cứ vâng cho bà vui thôi, chứ cháu có làm theo không thì bà làm sao kiểm soát được. Bà có biết ở đây thế nào đâu mà bảo đàn ông bên này thoáng hơn bên mình. Ở đâu thì cũng có người này, người kia thôi ông ạ. Bà còn sợ cháu đi vũ trường nhưng cháu sinh viên thì làm gì có nhiều tiền mà đi nhảy nhót, chơi bời. Với lại, cháu lớn rồi, cháu biết được cái gì đúng sai, cái gì không nên làm để ảnh hưởng tới tương lai và gia đình mình. Bà chỉ cần nhắc một hai lần là được, rồi, đằng này bà cứ nhắc đi nhắc lại làm nhiều lúc cháu cũng hơi mệt khi nghe điện của bà, ông ạ”.

Là người đứng giữa, ông hiểu nỗi lòng của cả bà và cháu. Trong mắt bà, các cháu luôn còn nhỏ, cần có bà chỉ bảo, hướng dẫn. Còn các cháu thì lại thấy mình đã trưởng thành, có suy nghĩ, quan điểm riêng, không cần bà phải bao bọc nữa.  Vì vậy đôi lúc bà và các cháu không tìm được tiếng nói chung.

Lần này, ông sẽ nói chuyện để bà hiểu và tin tưởng các cháu hơn. Việc của bà bây giờ là mạnh dạn buông tay để các cháu tự bước đi, tự chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình. Bà chỉ cần lo giữ gìn sức khỏe, sống thật vui thôi. Còn với các cháu, ông cũng sẽ phân tích để các cháu hiểu hơn cho tấm lòng của người làm bà. Điều gì tiếp thu được từ bà thì vui vẻ tiếp thu, không được thì nhẹ nhàng giải thích lại cho bà hiểu chứ đừng lúc nào cũng sẵng giọng với bà, nói bà lắm chuyện. Dù gì thì bà và các cháu cũng mãi là bà cháu mà, phải không.

Xem thêm: Chỗ dựa cuối đời – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

 “Vợ với con, đú đa đú đởn, suốt ngày ra công viên nhảy với nhót”, vừa bước vào nhà Sinh đã thấy chồng ngồi ngay trước cửa “tặng” cho cô một tràng ca thán. Nghĩ đến cô lại ấm ức, cô là vợ chứ đâu phải giúp việc.

Vợ đâu phải giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Bố tiếc vì mình đã phải hy sinh quá nhiều thời gian cho gia đình, cho mẹ và cả các con để đi làm. Nhưng nếu có cơ hội làm lại cuộc đời, bố vẫn chọn trở thành bộ đội vì bố yêu Tổ quốc và muốn được cống hiến hết mình dù ở kiếp nào.

Bố tôi là bộ đội – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Về chung nhà với anh, chị không chỉ học làm vợ, làm dâu mà còn học làm mẹ của một đứa trẻ bướng bỉnh. Nhưng rồi yêu thương cũng kết trái.

“Quả ngọt” yêu thương – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

“Khi ra ngoài, điều quan trọng nhất là phải cẩn thận trong lời nói, việc làm và điểm mấu chốt trong cách ứng xử”.

Cổ nhân dặn người làm cha mẹ: Hãy nói với con 3 điều này khi rời xa gia đình
0 Bình luận

“Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn” - nghĩa là, một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 đông, một câu nói tổn thương có thể khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm lạnh. 

Cổ nhân nói: Lời nói chính là phong thủy cuộc đời
0 Bình luận

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử giảng rằng, những người biết đủ mới là người giàu nhất. 

Cổ nhân dặn: Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 24 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất