Vợ đâu phải giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

 “Vợ với con, đú đa đú đởn, suốt ngày ra công viên nhảy với nhót”, vừa bước vào nhà Sinh đã thấy chồng ngồi ngay trước cửa “tặng” cho cô một tràng ca thán. Nghĩ đến cô lại ấm ức, cô là vợ chứ đâu phải giúp việc.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mọi lần Sinh thường chọn cách im lặng bỏ qua, để yên cửa yên nhà. Nhưng lần này, Sinh thấy chồng càng lúc càng quá đáng, cố tình không hiểu cho vợ. Chồng Sinh đã đi suốt ngày thì chớ, mọi việc trong nhà cũng đều một tay Sinh lo liệu, thế mà anh vẫn không bằng lòng, còn muốn Sinh phải cúc cung phục vụ nhiều hơn, chắc tới lúc kiệt sức anh mới vừa lòng.

Sinh ấm ức, tranh luận lại với chồng: “Anh hay nhỉ, em đi tập thể dục thì có gì là sai? Em đã biết ý, đi từ lúc trời còn chưa sáng hẳn, cả nhà vẫn đang ngủ. Em có làm gì ảnh hưởng tới gia đình đâu nhỉ?”.

Chồng cô vặc lại: “Sao lại không ảnh hưởng? Em đi nhiều thì nó phân tâm chứ sao. Rồi nhỡ sáng ra nhà có việc này việc kia lại không có em. Như hôm nay, sáng anh cần đi làm sớm mà sờ tới cái áo sơ mi vẫn nhăn nhắm treo trong tủ, ức chế kinh khủng”.

Lúc này, Sinh cảm thấy chồng quá mức vô lý, cô liền lớn giọng nói lại: “Áo anh em đã giặt sạch sẽ, cất gấp gọn gàng. Làm sao em biết được là sáng nay anh cần cái áo đó để làm. Mà không có em để sai thì anh tự túc đi là áo cũng có sao đâu, em có phải giúp việc đâu”.

Đang lúc vợ chồng cãi nhau, mẹ chồng Sinh từ cổng bước vào, chưa biết đầu đuôi thế nào đã bênh vực con trai: “Bố nó nói đúng đấy. Con thích tập tành thì cũng vừa vừa phải phải thôi, một tuần 2-3 buổi được rồi, còn dành thời gian ở nhà xem bố con nó cần việc gì thì giúp chứ!”.

Sinh nghe xong ấm ức đến bật khóc. Cô không thể hiểu nổi, trong nhà này cô được mọi người nhìn nhận với vai trò gì. Về lý cô là vợ là mẹ trong gia đình, nhưng thực tế cô chẳng khác nào người giúp việc không công. Mà người giúp việc, họ đi làm thuê còn có thời gian nghỉ ngơi, được nhận lương hàng tháng. Còn cô quanh năm suốt tháng đầu tắt mặt tối với những việc không tên, chỉ cần rảnh tay làm gì cho bản thân một chút là hết thảy từ già đến trẻ ai cũng đều khó chịu.

vo-dau-phai-giup-viec-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Sinh lấy chồng đến nay đã được 10 năm, nhà của hai vợ chồng cạnh nhà bố mẹ chồng và anh chị chồng. Nên dù mang tiếng ở riêng, nhưng chỉ cần cả hai cự cãi là cả nhà chồng đều biết rồi can thiệp. Chồng sinh buôn bán tự do bên ngoài, hàng tháng cũng kiếm được chút tiền nhưng không đủ cho cả gia đình chi tiêu. Nên Sinh đã nhận sửa thêm quần áo cũ để cùng chồng cáng  đáng tài chính. Nhờ sợ khéo tay, cần cù nên lượng khách rất đông. Mỗi ngày cứ lo xong việc nhà là Sinh lại ngồi vào bàn may, dù mệt cũng chẳng dám than vãn vì nghĩ mình làm để nuôi gia đình chứ có đi đâu mà thiệt. Mang tiếng ở nhà nhưng Sinh còn vất vả hơn chồng đi làm bên ngoài.

Từng đó năm, chồng Sinh chưa từng sờ tới cái chổi quét nhà vì vừa về tới nơi là anh than mệt mỏi, phải nghỉ ngơi. Con cái ăn uống, đưa đón đi học mỗi ngày cũng là một tay Sinh chăm lo. Nhờ có Sinh, nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp. Cả nhà chồng cứ thế mặc nhiên coi những việc Sinh làm là đương nhiên, vì dù sao Sinh cũng ở nhà, còn chồng Sinh mới là người đi làm.

Mấy tháng trước, lúc đi chợ Sinh gặp lại người bạn cũ, hiện đang là huấn luyện viên thể dục. Người bạn rất ngạc nhiên vì dáng vẻ của Sinh bây giờ khác quá, cả người phờ phạc, hai mắt thâm quầng. Ngày trước Sinh nổi tiếng là xinh xắn ở lớp, thậm chí mọi người con hay trêu cô là hoa khôi trường.                 

“Cậu nghe tớ, phải lo cho bản thân mình nữa. Cậu khỏe mạnh thì chồng con mới khỏe mạnh được. Tớ có một lớp tập thể dục gần đây. Hay cậu sang đó tập thể dục đi, đều đặn một thời gian là thấy thần sắc, cơ thể khác ngay thôi”, cô bạn hào hứng nói.

Ban đầu Sinh cũng chỉ ậm ừ cho qua, nhưng người bạn kia năm lần bảy lượt hết lòng khuyên nhủ thì Sinh mới đồng ý. Và rồi chỉ sau mấy buổi tập, Sinh thấy cơ thể mình khác hẳn, năng lượng hơn, đầu óc cũng thoáng đã hơn. Nhưng cũng vì thế mà chồng Sinh cho rằng Sinh “đú đởn”, việc nhà không lo, suốt ngày “nhạt nhẽo” rách việc. Chồng Sinh cũng tỏ ra khó chịu khi thấy Sinh mua về những bộ quần áo tập thể dục đẹp mắt, cứ sáng ra là phóng xe máy ra đường.

Hôm rồi, Sinh còn nghe chị dâu nhỏ to với mẹ chồng rằng: “Hay là cô Sinh có gì bên ngoài, chứ không mắc gì te tởn vậy?”.

Sinh im lặng về nhà, nằm vắt tay lên trán, càng nghĩ càng ức. Chả nhẽ cô không có quyền sống cho bản thân, không được quyền có những niềm vui riêng. Chả nhẽ cuộc sống của cô chỉ được phép quay quanh gia đình, chồng con thì mới là vợ hiền, vợ đảm. Và Sinh còn nghĩ, thực ra, tình cảnh này cũng một phần có cả lỗi ở cô nữa.

Lâu nay, Sinh luôn tận tâm hy sinh cho gia đình, chấp nhận cả những ứng xử không công bằng của mọi người đối với cô. Rồi ngay cả khi không nhận được sự chia sẻ từ chồng, cô cũng không bày tỏ, giải thích cho anh hiểu và cam chịu để anh tỏ thái độ không tôn trọng mình. Cô cứ nghĩ, mình là vợ, là mẹ thì cứ nhẫn nhịn một tí cho gia đình yên ấm.

Nhưng giờ Sinh sẽ không như vậy nữa, cô sẽ thay đổi. Gia đình này không chỉ là của riêng Sinh và không cũng không phải chỉ do mình cô chăm chút, lo lắng. Cuối tháng này, lớp tập thể dục của Sinh có kế hoạch đi dã ngoại 1 ngày, tiện thể quay clip về các bài tập của chị em để lưu lại. Sinh đã định từ chối, vì cô sợ gia đình không thể vắng cô một ngày, hơn nữa Sinh cũng không muốn nghe những lời trách móc từ chồng với mẹ chồng. Song giờ Sinh đã thay đổi.

Sáng hôm sau, sau khi thống nhất với các chị em ở lớp tập, Sinh liền nhắn tin cho chồng thông báo luôn: “Em sắp đi dã ngoại với các chị em chỗ tập. Anh ở nhà lo cho các con nhé”. Sinh biết chồng sẽ không thể chấp nhận ngay việc này, nhưng, anh cần phải quen thôi, bởi vợ đâu có phải là người giúp việc của gia đình.

Xem thêm: Chỗ dựa cuối đời – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Biết tin con dâu mang bầu, bà tuyên bố thẳng thừng: “Sau này mẹ sẽ phụ tiền thuê người trông cháu chứ mẹ không trông đâu. Mẹ còn nhiều việc phải làm lắm, không thể suốt ngày quanh quẩn bỉm sữa được”.

Khi bà nội tuyên bố không chăm cháu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

So ngoại hình, bố tôi dư tiêu chuẩn phi công, còn mẹ đúng chuẩn ba mét bẻ đôi không thừa chẳng thiếu. Nhưng dù là thế mẹ vẫn là “nóc nhà” đầy quyền uy của bố con tôi.

Con gái giống bố – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Bà và cô con gái khuyết tật sống ở một căn hộ hơn 10m2 ở khu tập thể cũ. Dù có chật chội, bí bách nhưng với bà đó là cả gia tài, là chỗ dựa cuối đời của mẹ con bà.

Chỗ dựa cuối đời – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

“Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn” - nghĩa là, một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 đông, một câu nói tổn thương có thể khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm lạnh. 

Cổ nhân nói: Lời nói chính là phong thủy cuộc đời
0 Bình luận

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử giảng rằng, những người biết đủ mới là người giàu nhất. 

Cổ nhân dặn: Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân
0 Bình luận

“Ngẩng đầu ba thước có Thần linh" là câu nói ai cũng biết nhưng phía sau vẫn còn một vế nữa, ẩn chứa ý nghĩa thâm sâu.

Cổ nhân nói: “Ngẩng đầu ba thước có Thần linh; không sợ người biết, sợ mình biết”
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 22 giờ trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

PC Right 1 GIF
Đề xuất