Nghiên cứu của Đại học Harvard: Trẻ kém thông minh thường có 4 thói quen này, cha mẹ thấy cần sửa ngay
Những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời và vận mệnh đứa trẻ. Nếu cha mẹ không phát hiện và giúp con sửa chữa từ sớm, sau này có hối hận cũng đã quá muộn màng.
Là cha mẹ, ai cũng mong con lớn lên trở thành người thông minh, thành đạt. Tuy nhiên, trí thông minh của trẻ không chỉ thể hiện ở điểm số học tập mà còn qua nhiều khía cạnh khác như thói quen sinh hoạt.
Julie Lythcott-Haims - diễn giả nổi tiếng người Mỹ từng đề cập đến nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard và nhấn mạnh rằng: Trí thông minh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, nó còn đến từ thói quen hàng ngày. Thói quen xấu sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời và vận mệnh đứa trẻ. Còn thói quen tốt sẽ giúp con trở thành người thành đạt, có ích trong tương lai.
Đặc biệt, những đứa trẻ kém thông minh thường có 3 thói quen tiêu cực này. Cha mẹ nếu phát hiện sớm có thể rèn luyện giúp con.
Ít giao tiếp với người khác
Bản thân ngôn ngữ có thể không liên quan gì tới trí tuệ nhưng giao tiếp giữa con người với con người lại là quá trình để tăng cường, thúc đẩy trí thông minh phát triển. Khi giao tiếp với mọi người, trước tiên trẻ cần phải biết lắng nghe, sau đó là tìm hiểu và đưa ra phản hồi. Quá trình này, trẻ cần rèn luyện rất nhiều khả năng tư duy logic cùng với nhiều khả năng khác.
Những đứa trẻ không tiếp xúc nhiều với người khác không chỉ thiếu sự rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm mà còn tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực về tính cách. Những đứa trẻ này thường mặc cảm, tự ti và rụt rè hơn những người bạn đồng trang lứa.
Hầu hết những đứa trẻ ít giao tiếp với người khác đều có lòng tự trọng thấp, trẻ không đủ can đảm để bày tỏ suy nghĩ hay thực hiện việc làm của mình. Dần dần, trẻ sẽ dần thu mình vào trong vỏ ốc, đánh mất nhiều cơ hội thể hiện bản thân. Ngoài ra, khả năng não bộ cũng không phát triển được, khiến trẻ ngày càng kém thông minh.
Thường xuyên thức khuya
Trong một cuộc khảo sát đã chỉ ra, có tới 87% phụ huynh cho biết con cái của họ thường xuyên có thói quen thức khuya. Thói quen này do nhiều nguyên nhân, có trẻ thức để làm bài tập, nhưng có trẻ thức để chơi. Nhưng dù bất kỳ lý do gì thì việc thức khuya đều không tốt cho sức khỏe và có thể gây tổn thương cho não bộ.
Thức khuya quá lâu còn có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của trẻ. Trẻ thức đêm để chơi thì ban ngày sẽ ngủ nhiều, người mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp. Vì thế, trẻ sẽ kém thông minh, tiếp thu không tốt. Cha mẹ nên giúp con tìm ra nguyên nhân và khắc phục, giúp con hình thành thói quen ngủ sớm và dậy sớm.
Không ăn sáng
Người xưa có câu "sáng ăn đầy đủ, trưa ăn no, tối ăn ít". Sau một đêm cơ thể tiêu hao năng lượng thì buổi sáng chính là thời điểm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng nhất và cần bổ sung năng lượng để bắt đầu ngày mới.
Tuy nhiên, nhiều trẻ lại có thói quen bỏ bữa sáng, hoặc ngủ dậy quá muộn nên ăn bữa trưa luôn. Trong thời gian dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, hoạt động trí não cũng bị suy giảm. Vì thế, cha mẹ cần đảm bảo cho con ăn sáng đầy đủ, đúng giờ.
Không thích đọc sách
Đọc sách là một quá trình giao tiếp với tác giả thông qua những trang giấy. Người nào có thói quen đọc sách thường thích suy nghĩ, não bộ thông minh hơn. Ngược lại, trẻ lười đọc sách sẽ tư duy kém và kém thông minh, khả năng suy luận và hiểu biết cũng thấp hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thói quen đọc sách giúp não bộ hoạt động nhiều hơn. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy hình thành cho trẻ thói quen đọc sách từ nhỏ. Đặc biệt, 9 tuổi là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển khả năng đọc của một đứa trẻ. Nếu trẻ 9 tuổi vẫn chưa hình thành thói quen đọc sách, rất có thể trẻ sẽ không hứng thú với việc này trong tương lai.
Xem thêm: Tiến sĩ Đại học Harvard: Muốn rèn con nên người, cha mẹ nhất định phải đưa con tới 2 nơi này
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận