Đến khi sinh con mới hiểu được lòng mẹ: Người xưa nói quả không sai

Nhiều người nói, phụ nữ khổ nhất khi đẻ và những ngày tháng nuôi con trong cữ. Thế nhưng, bao nhiêu cái khổ đó, hầu như mẹ đều gánh hộ con gái mình gần hết.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người luôn túc trực, bên cạnh khi con sinh nở chính là bà ngoại. Kể từ khi biết con có tin vui, tuần nào, tháng nào mẹ cũng gửi cả đống đồ ra cho hai mẹ con bồi bổ. Có gì ngon mẹ cũng dành dụm cho cháu nhỏ trong bụng con gái mình. Mẹ còn cẩn thận nhắc nhở đủ thứ, nào là ăn cái này tốt, tránh ăn cái kia, giữ gìn sức khỏe ra sao… Con gái mang bầu nhưng bà ngoại còn lo lắng, sốt sắng nhiều hơn.

Ngày con sắp sinh con, dù đêm hôm khuya khoắt, mẹ vẫn cố bắt chuyến xe cuối cùng lên thành phố với con gái và cháu ngoại. Suốt đêm ở trong viện, nhìn con đau mẹ lại càng xót nhưng vẫn cố gắng an ủi, động viên. Ngày trước sinh con mẹ cũng thế. Nghe mẹ nói mà lòng rưng rưng vì mẹ cũng từng vất vả như thế. Người xưa nói quả không sai, chỉ đến khi sinh con mới hiểu được lòng cha mẹ.

nuoi-con-moi-hieu-long-cha-me-nguoi-xua-noi-qua-khong-sai-1

Người đầu tiên bế cháu ra từ phòng sinh chính là bà ngoại. Nhìn cháu, mẹ khóc không thôi, không ngừng hỏi bác sĩ con gái có sao không. Chỉ khi biết cả con và cháu đều khỏe mạnh, mẹ mới thở phào nhẹ nhõm, quay ra nựng yêu cháu: “Giống của bà, bà nhìn cái là nhận ra ngay!”

Vì con sinh mổ nên sữa chưa về, vết mổ lại đau. Đêm nào cũng thế, mẹ bế cháu ngồi trên giường, nhìn con đau mà ứa nước mắt. Mẹ thay con chăm cháu, thay tã, cho ăn, tắm rửa, bế cháu cả đêm để con có thể yên tâm ngủ. Nhiều khi tỉnh dậy, con vẫn thấy mẹ bế cháu, nhẹ nhàng ru rồi đi quanh phòng, bởi con bé cứ đặt xuống giường là lại khóc oe oe.  

Mấy ngày chăm con chăm cháu, mẹ gầy sọp cả đi. Ngày xuất viện về nhà, bà ngoại cũng đi theo, ở lại chăm con, thức đêm chăm cháu. Những đêm dài thao thức, bóng bà ngoại vẫn lặng lẽ bế cháu, tiếng ru ầu ơ như ngày mẹ chăm con thuở bé. Mẹ vẫn cứ chu đáo, dịu dàng và hi sinh âm thầm như thế. Mẹ “tranh” phần bế cháu, chỉ sợ con mệt, thiếu ngủ. 

nuoi-con-moi-hieu-long-cha-me-nguoi-xua-noi-qua-khong-sai-3

Con chỉ đành ngoan ngoãn vào giường nằm, nước mắt cứ ứa ra, ướt gối từ khi nào. Nhìn đôi tay mẹ gân guốc sần sùi, mái tóc bạc dưới ánh đèn lờ mờ mà lòng thổn thức. Mẹ nuôi con đã vất vả, giờ lại nhọc nhằn vì cháu, giành làm hết việc chỉ vì sợ con mệt, con đau.  

Đến ngày mẹ về quê, mẹ dặn với đôi mắt đỏ hoe: “Gắng mau khỏe, được tháng rồi mẹ đón về. Hai mẹ con cố gắng chăm nhau. Bà nội yếu, bà chăm được bao nhiêu thì chăm, còn con phải cố gắng nhé”. Đến ngày hai mẹ con bắt xe về bà ngoại, mẹ ra tận ngõ đứng đợi đón con. Vừa xuống xe, bà đã vội ra bế cháu vào lòng rồi nhìn con, thấy con đôi mắt thâm quầng mà lòng mẹ xót.  

Về nhà, mẹ vẫn không cho động vào bất cứ việc gì. Đêm đến, bà vẫn ôm cháu để con gái ngủ. Mẹ bảo: “Bà đẻ ngồi ít thôi không sau này đau lưng. Mẹ già rồi, chả ngủ được mấy, có cháu ngoại ôm là vui rồi”. Con biết lưng mẹ ngày nào chả đau. Khi mẹ mới sinh con, được vài ngày đã tự giặt giũ, nấu cơm, đi làm chứ đâu được nghỉ ngơi như bây giờ. Ấy thế mà mẹ chẳng khi nào nghĩ tới mình, chỉ mong những điều tốt đẹp nhất cho con cháu mà thôi.  

Bữa nào bà cũng nấu đủ món, bắt con ăn nhiều để lấy sữa cho cháu, rồi lại tranh phần bế cháu để con được ăn thoải mái. Đêm hôm chốc chốc bà lại vào nhòm xem hai mẹ con ngủ ngon khóc. Hễ thấy cháu khóc là mẹ chạy vào ngay, bế dỗ dành cho cháu nín. 

nuoi-con-moi-hieu-long-cha-me-nguoi-xua-noi-qua-khong-sai-4

Hết cữ, hai mẹ con chia tay bà ngoại về bên nội. Nhà nội mới là nhà mình, còn nhà ngoại chỉ là ngoại thôi. Nghe mà xót xa quá. Con gái với cháu về rồi, nghe mọi người kể bà ngoại nhớ cháu thơ thẩn cả đêm không ngủ được. Lắm đêm mơ cháu khóc, mẹ giật mình chạy vào buồng chẳng thấy con cháu đâu, nước mắt lại ứa ra.  

Những lúc như thế, ông lại an ủi: “Con gái lấy chồng là con người ta. Cháu cũng là cháu người ta. Nó phải ở nhà nó chứ ở nhà mình mãi làm sao được”. Nghe xong, bà ngoại lại thở dài. 

Người ta nói, phụ nữ khổ nhất là khi sinh nở và mấy tháng ở cữ nuôi con. Thế nhưng, bao nhiêu cái khổ đó, hầu như mẹ nào cũng gánh hộ con gái mình gần hết. Người xưa có câu “cháu bà nội, tội bà ngoại”. Lúc này, chỉ muốn kêu hai tiếng thân thương: Mẹ ơi, bà ngoại ơi. 

Xem thêm: Con cái không tài đức, cha mẹ để lại bao nhiêu của cải cũng vô dụng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Người xưa dạy rằng, gia tộc muốn hưng thịnh cần giáo dục con cái thật nghiêm khắc. Nếu con cái không tài đức, cha mẹ để lại bao nhiêu của cải cũng vô dụng.

Con cái không tài đức, cha mẹ để lại bao nhiêu của cải cũng vô dụng
0 Bình luận

Với một đứa trẻ, 8 tuổi gần như đã hoàn thiện 80% nhân cách, tâm lý và quan điểm sống cơ bản. Vì thế, đừng để tuổi thơ con thiếu sự đồng hành của cha mẹ.

8 năm đầu đời gần như quyết định con là ai: Đừng để tuổi thơ con thiếu sự đồng hành của cha mẹ
0 Bình luận

Không cha mẹ nào muốn con cái cãi lời mình. Tuy nhiên, không phải những đứa trẻ luôn vâng dạ, không phản bác được mặc định là những đứa trẻ ngoan.

Trẻ ngoan sẽ không bao giờ nói 'Không': Nhầm lẫn tai hại của nhiều bậc cha mẹ
0 Bình luận

Trong quá trình phát triển của trẻ, khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng. Vì thế khi con mắc lỗi, cha mẹ đừng vội la mắng mà hãy hỏi con 8 câu này.

Con mắc lỗi đừng vội la mắng, cha mẹ thông minh sẽ hỏi con 8 câu này
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 2 giờ trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất