Phương pháp bồi dưỡng nhân tài của người Đức: Để con thua ở vạch đích, tương lai mới có thể thành công

Dân số chỉ vỏn vẹn 82 triệu nhưng người Đức đã giành được một nửa số giải Nobel trên thế giới. Bí quyết gì mà Đức lại có nhiều nhân tài xuất sắc đến vậy?

Thùy Nguyễn
17:30 11/03/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những bậc cha mẹ ngày nay rất coi trọng việc giáo dục con cái. Nhiều người dạy con học thơ, viết chữ, học toán, ca hát, khiêu vũ… ngay từ nhỏ. Trẻ học càng nhiều, cha mẹ sẽ càng cảm thấy vui và có thói quen so sánh con mình với con người khác.

Tuy nhiên, phương pháp bồi dưỡng nhân tài của người Đức lại hoàn toàn khác biệt. Họ quan niệm, để con thua ở vạch đích, tương lai mới có thể thành công. Ở nước này, việc để trẻ đến lớp khi chưa đến tuổi đi học là hành vi bị cấm. Không phải họ không lo lắng cho tương lai con em mình mà việc này có nhiều lý do cụ thể.

Trẻ em đức học mẫu giáo ở mọi nơi

Không giống nhiều quốc gia khác, nhà trẻ ở Đức không phân lớp rõ ràng mà hầu như sẽ quản lý chung. Trẻ không đến trường để học mà chủ yếu để chơi. Các bé sẽ được tự chơi, tự kết bạn với nhau, tự chọn những món đồ chơi mà mình thích.

cach-boi-duong-nhan-tai-cua-nguoi-duc-de-con-thu-o-vach-dich-3

Trẻ tuổi còn nhỏ, chơi chính là nhiệm vụ quan trọng nhất. Đôi khi, thầy cô giáo sẽ đưa các em đi tham quan những nơi thú vị như: tiệm bánh mì, trại trẻ mồ côi, sở cảnh sát… và giới thiệu những kiến thức cơ bản cho các bé. Hình thức giáo dục này chính là tự do “chơi” và “sống” đúng với lứa tuổi của các em. 

Nếu hỏi trẻ em mẫu giáo ở Đức đã học được những gì, những điều trẻ học được thể hiện ở 3 khía cạnh. Thứ nhất là học ý thức xã hội cơ bản; thứ hai là rèn luyện kỹ năng thực hành và cuối cùng là tôn trọng bản chất, bảo vệ cảm xúc cũng như cải thiện trí tuệ của trẻ. 

Nhiều phụ huynh có lẽ sẽ cho rằng, nếu theo hình thức giáo dục mẫu giáo ở Đức thì nhân tài tương lai chưa biết thế nào, nhưng trẻ em đã “thua từ vạch xuất phát”. Tuy nhiên, người Đức dám để trẻ “thua từ vạch xuất phát” bởi trí thông minh của trẻ không nên để bị khai thác quá mức.

Họ cho rằng, trẻ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc mới là quan trọng. Nếu vận dụng não bộ quá sớm sẽ biến bộ não của trẻ thành một đĩa lưu trữ, giảm trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.

Cấm ép trẻ đi học khi chưa đến tuổi

Để tôn trọng bản tính vui chơi của trẻ, người Đức còn cấm việc ép trẻ em đi học khi chưa đến tuổi, để trẻ tự do phát triển trí tưởng tượng của mình và không làm những điều vi phạm quy tắc tăng trưởng của trẻ. 

cach-boi-duong-nhan-tai-cua-nguoi-duc-de-con-thu-o-vach-dich-1
Ảnh: Báo Nghệ An

Không có gì ngạc nhiên khi dân số chỉ vỏn vẹn 82 triệu nhưng người Đức đã giành được một nửa số giải Nobel trên thế giới. Bí quyết bồi dưỡng nhân tài của họ là bảo vệ và tôn trọng trí tưởng tượng của trẻ. Tuy nhiên, ở nước ta nhiều kiến thức lớp 1 đã được hoàn thành trước từ lớp mẫu giáo. Quá nhiều kiến thức lưu trữ cố định trong não trẻ sẽ ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của chúng. 

Điều này cũng giống với việc cho trẻ xem TV. Nếu trẻ đã được xem phim về Bạch Tuyết, khi được yêu cầu vẽ bức tranh về nàng công chúa này, hầu như trẻ sẽ vẽ theo những gì bản thân đã được xem trên TV. Nếu chưa được xem, chúng sẽ vẽ lại theo trí tưởng tượng, từ những mô tả trong câu chuyện cổ tích đã được nghe và hoàn thiện bức tranh theo cách riêng của mình.  

Người Đức cũng quan niệm như vậy, nếu ép trẻ học hành sớm, kiến ​​thức cơ bản của trẻ có thể sẽ vững chắc, nhưng trí tưởng tượng và khả năng tư duy độc lập của chúng lại bị phá hủy. 

Xem thêm: Sự nghiệp thành công đến đâu, giáo dục con cái sai lầm thì cha mẹ vẫn là những người thất bại!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận