Nghĩa cử cao đẹp của đứa trẻ ăn xin: Sống tử tế ở đời đâu phải điều gì đó cao sang khó thực hiện

Vị giáo viên hoài nghi đứa trẻ ăn xin nhưng chính sự trung thực và tử tế của cậu bé đã khiến ông xúc động nghẹn ngào mỗi khi nhớ lại câu chuyện.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi sống tại căn nhà ở giữa lòng Thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa nhà thì gặp cậu bé. Trông cậu ta khoảng mười hai, mười ba tuổi; ăn mặc rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao.

Cậu bé đưa những bao diêm mời tôi mua giúp một bao. Tôi mở ví tiền và lấy làm tiếc khi nói với cậu bé rằng tôi không có xu lẻ. Tuy nhiên, cậu bé nghĩ ra một cách: "Thưa ông, không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa".

Tôi chăm chú nhìn cậu bé là hỏi lại đầy lưỡng lự: "Thật chứ?".

Cậu bé khẳng định: "Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá"

Trông nét mắt của cậu bé rất cương trực khiến tôi tin vào giao cho cậu một đồng tiền vàng. Thế nhưng, thời gian trôi qua, năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút, vẫn không thấy cậu quay trở lại.

Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ: "Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này".

Sau đó, tôi đi công việc và quên béng chuyện này trong đầu. Khi trở về nhà, tôi ngạc nhiên khi thấy một cậu bé đang đứng ở cửa đợi tôi. Trộng cậu bé này khá giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, chỉ là nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò xanh xao hơn.

Cậu bé ẩn chứa nỗi buồn tuyệt vọng, hỏi tôi: "Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho Rô-be một đồng tiền vàng không ạ?"

Tôi khẽ gật đầu.

Cậu bé tiếp: "Thưa ông, đây là tiền lẻ hoàn lại… Rô-be nhờ cháu… mang đến trả ông… Rô-be là anh cháu… chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được.. vì anh ấy bị xe chẹt… đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi…".

Cậu bé này không nói được hết câu, vừa nói vừa nấc lên trong nước mắt. Tôi lặng người, đầy cảm giác hối hận, hỏi dồn dập: "Vậy bây giờ Rô-be ở đâu? Hãy đưa tôi đến".

Tôi đi theo cậu bé, đến chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, cậu bé dừng lại và nói: "Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu".

su-tu-te-cua-dua-tre-an-xin-khien-vi-giao-vien-xuc-dong-1
Ảnh minh họa.

Bước vào bên trong, ở góc tối, cạnh chiếc bếp lò cũ kỹ đã tắt ngấm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, là Rô-be đang nằm bất động. Mặt của cậu lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống. Rô-be đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt: "Thưa ông, ông hãy lại gần đây".

Tôi ngồi sát gần cậu bé, cầm lấy bàn tay gầy gò, khẳng khiu, lạnh ngắt.

"Sác-lây, em đưa tiền trả ông rồi chứ?", Rô-be hỏi em mình.

Cậu em gật đầu, mắt đã sưng mọng.

"Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà", Rô-be cố nói với tôi bằng giọng thều thào.

Tôi cúi sát xuống, cầm lấy bàn tay cậu bé, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn. Tôi hứa với Rô-be: "Cháu hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác-lây". Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Rô-be, để cái chết của em được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của em nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần… Cậu bé nghèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đấy.

Sự ra đi của cậu bé Rô-be khiến tôi nhận ra rằng, trong suốt cuộc đời tôi chưa được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ.

Lời bàn:

Đây là câu chuyện có thật do chính người trong cuộc kể lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động nghẹn ngào.

Cậu bé Rô-be trong câu chuyện trên là một đứa trẻ mồ côi, sống bữa đói bữa no ở một tầng hầm đổ nát. Cuộc sống bất hạnh nhưng cậu vẫn chọn sống trung thực, tử tế vào cao thượng, như một điều hiển nhiên của cuộc đời.

Vẫn có rất nhiều người cho rằng tử tế là điều gì đó cao sang, khó thực hiện được. Họ nói muốn sống tử tế thì trước hết phải là người có đầy đủ điều kiện vật chất mới làm được, chứ ăn còn chưa đủ thì nói gì đến sự tử tế.

Sự tử tế chính là điều tối thiểu trong đạo đức con người. Học làm người tử tế bắt đầu từ việc vô cùng đơn giản đó là sống trung thực.

Lòng tốt và sự tử tế ở đời luôn có sự lan tỏa, bởi một hành động tử tế sẽ dẫn tới một hành động tử tế khác, như một vòng tuần hoàn.

Quy luật cuộc sống cũng giống như việc tưới nước cho cây, cây sẽ lớn lên, đơm hoa kết trái, trái cho hạt, hạt được gieo xuống và có nhiều cây khác lại được mọc lên. 

Dù cuộc sống bộn bề, bọn chen nhưng đừng vội vàng hoài nghi người khác, hãy giữ niềm tin về sự lương thiện, lòng tốt và tử tế của con người. Khi chúng ta biết cho đi, sẻ chia, sống vì người khác, cuộc sống sẽ đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Làm những việc tốt đẹp chính là cách chúng ta cảm ơn cuộc đời này.

Xem thêm: Chuyện chiếc ví đánh rơi: Câu nói của một đứa trẻ nghèo khiến người giàu xấu hổ

Đọc thêm

Mặc dù người lễ tân làm việc tốt không mong cầu đền đáp nhưng anh ta lại nhận được món quà bất ngờ từ vợ chồng già giàu có.

Chuyện người lễ tân nhường chỗ ngủ cho vợ chồng già và đạo lý 'gieo nhân lành, gặt quả ngọt'
0 Bình luận

Yêu cầu người ăn mày chỉ có một cánh tay chuyển đống gạch từ trước nhà ra phía sau để nhận 20 đô la, người phụ nữ giúp anh ta nhận ra bài học đắt giá ở đời.

Một người đàn bà đáng nể, câu chuyện mang đến cho bạn bài học nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Trong con mắt của mẹ, việc nhà tôi chẳng làm được gì đến nơi đến chốn cả, chỉ nên ăn học. Nói theo cách mà mẹ vẫn thường mắng tôi là thằng ăn hại.

Lời mẹ trách 'thằng ăn hại' theo tôi đi suốt cuộc đời
0 Bình luận

Con cái tự cho mình nhiều kiến thức hơn và dần xem thường cha mẹ. Đó là một trong những nỗi buồn và cô đơn lớn nhất của tuổi già.

Ai rồi cũng sẽ già đi, phận con cái chớ nên cáu gắt làm cha mẹ tủi thân
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất