Người hay khoe khoang tài giỏi cuối cùng tự rước họa vào thân

Bậc trí giả cho dù có tài giỏi đến mấy cũng lặng lẽ giữ thân, thế nhưng, có những người năng lực giới hạn lại thích khoe khoang "trí tuệ", cuối cùng tự mình rước họa.

Loan Nguyễn
11:45 03/09/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bậc đại trí ở đời thường giả khù khờ

Cổ nhân có câu: "Đại trí giả ngu", nghĩa là bậc đại trí thường giả khù khờ. Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, lại có những người "đại ngu" nhưng lại giả trí để thể hiện mình.

Sự khác biệt giữa người "đại trí giả ngu" và "đại ngu giả trí" chính là ở khả năng thấu hiểu chính mình. Người tự cho mình thông minh, tự cao tự đại, thường ra vẻ đao to búa lớn với người thì rất khó để thành công.

Đối nhân xử thế ở đời, nếu chỉ biết duỗi mà không biết co; chỉ biết tiến mà không biết lui; chỉ biết thể hiện tài mọn mà không thấy được sự hồ đồ; chỉ biết bộc lộ tài năng mà không biết giấu tài thì đó chỉ là một kẻ ngốc.

Một câu nói rất hay của người phương Tây: "Người Pháp thông minh giấu ở bên trong, người Tây Ban Nha thông minh để lộ bên ngoài", người trước là thông minh thật sự, người sau là giả thông minh.

Trên cùng một chiếc thuyền có người tiều phu và học giả. Học giả cứ khoe khoang mình biết hết mọi thứ trên đời. Ông ta bảo người tiều phu đố mình bất cứ thứ gì và hứa sẽ cho người tiều phu 10 đồng và ngược lại, tiều phu chỉ mất 5 đồng thôi.

Tiều phu đưa ra câu đố: "Vật gì dưới sông nặng nghìn cân nhưng lên bờ nặng chỉ còn 10 cân?".

Học giả vắt óc suy nghĩ, nhớ lại những cuốn sách mình từng đọc mà cũng không tìm ra được câu trả lời. Cuối cùng, ông ta đành phải chịu thua và phải đưa 10 đồng cho người tiều phu.

Ông ta hỏi câu trả lời là gì, nhưng ngạc nhiên thay, người tiều phu đáp: "Tôi không biết". Lúc này, học giả mới nhận ra bài học mà người tiều phu dạy với học phí là 5 đồng, từ đó ông không hề tự cao nữa.

nguoi-hay-khoe-khoang-tai-gioi-cuoi-cung-tu-ruoc-hoa-vao-than-1

Người càng kém cỏi càng thích khoe khoang

Có một chàng trai tính cách vô cùng hiếu thắng. Anh ta có một con chó ngao Tây Tạng thuần chủng, đấu đâu thắng đó, nên đi ngoài đường gặp ai dắt chó đi ngang qua cũng đòi đấu.

Một hôm, anh ta bắt gặp một cụ già đang ngồi bên lề đường với một con vật to lớn, trông khá giống một con chó bị rụng gần hết lông.

Con chó ngao Tây Tạng của anh ta thấy vậy sủa lớn mấy tiếng, nhưng thú cưng của ông lão lại quay đi chỗ khác, phớt lờ nó.

Chàng trai thấy vậy liền tỏ vẻ không vui, anh ta nói với cụ già: "Này, ông lão, con chó của ông trông rất to đấy, là loại chó nào thế? Ông có muốn chọi chó không? Nếu con chó ông thua, ông chỉ cần đưa tôi 500 nghìn, nếu chó tôi thua, tôi sẽ đưa ông 2 triệu".

Ông lão đáp: "Lão đang muốn kiếm chút tiền mua thức ăn vào tháng tới cho người bạn đồng hành này của lão. Nên hay là cược lớn một chút? Nếu lão thua, lão sẽ đưa cậu 50 triệu, nếu cậu thua, chỉ cần đưa lão 30 triệu thôi".

Nghe ông lão nói vậy, chàng trai tức giận nói: "Chó của tôi là chó ngao Tây Tạng thuần chủng, đừng trách tôi không nói ông trước. Cược thì cược!".

Hai con chó xông vào chưa đầy 2 phút, con chó ngao Tây Tạng đã bị đánh bại, không dám sủa thêm tiếng nào.

Chàng trai lấy 30 triệu đưa cho ông lão và chán nản nói: "Này ông, chó của ông là loại chó gì mà lại mạnh dữ vậy?".

Ông lão kia vừa đếm tiền vừa đáp: "Lão không biết hiện giờ nó có được xem là chó không nữa. Nhưng trước khi rụng hết lông, người ta gọi nó là sư tử".

Chàng trai lúc này mới hiểu rõ, chỉ trách bản thân quá to gan, dám để chó đấu với sư tử.

nguoi-hay-khoe-khoang-tai-gioi-cuoi-cung-tu-ruoc-hoa-vao-than-2

Khoe khoang chỉ tự rước họa vào thân

Khổng Tử từng viết trong "Luận Ngữ - Vệ Linh Công": "Quần cư chung nhật, ngôn bất cập nghĩa, hảo hành tiểu tuệ, nan hĩ tai!", nghĩa là, cả ngày chỉ tụ tập nói chuyện phiếm, không nói những lời nghiêm túc, lại thích giở trò khôn vặt thì rất khó có tương lai.

Quả thực, người tỏ ra thông minh, đều là không có thực tài, chỉ là dựa vào công kích, áp chế người khác để nâng mình lên. Kiểu người này, tuy có thể đắc ý nhất thời, tâm ý có thể tạm thời thỏa mãn, nhưng vĩnh viễn sẽ không thể thực sự đạt được thành công.

Trong "Bi Thuyết" của Liễu Tông Nguyên có kể lại một câu chuyện xưa như sau. Một tay thợ săn sống tại nước Sở tuy bản lĩnh kém cỏi nhưng lại thích thể hiện mình. Anh ta nghĩ ra cách dùng một ống trúc khoét thành một cây sáo rồi bắt chước tiếng kêu của đủ loại dã thú khác nhau như dê, hươu nai… để dẫn dụ chúng đến trước mặt rồi sau đó bắt giết.

Một lần, anh ta lên núi đi săn, mang theo cung tên và các loại vật dụng khác. Anh dùng sáo thổi ra tiếng con hươu, không ngờ lại dẫn dụ một con báo tới. Thợ săn hoảng sợ, vội vàng thổi ra tiếng rống của con hổ, dọa cho con báo chạy thục mạng.

Thế nhưng, tiếng gầm của con hổ rất thật, lại thu hút một con hổ đói khác tới. Thợ săn càng luống cuống, vội vàng thổi tiếng kêu của con gấu ngựa, khiến con hổ phải bỏ chạy. Anh ta vừa thở phào một cái, thì từ đâu một con gấu ngựa giương nanh múa vuốt tìm đến.

Lúc này, vốn đã hết cách, người thợ săn không giả được tiếng con thú nào khác để dọa gấu ngựa, chỉ còn biết co quắp người lại, mặc cho gấu ngựa nhào lên, xé xác anh ta thành trăm mảnh.

Từ chuyện trên có thể thấy, người thợ săn này vốn không có bản lĩnh thật sự mà chỉ dùng mánh khóe mong đạt được kết quả. Trong cuộc sống, loại người này không phải là ít. Có những người không làm đến nơi đến chốn bằng năng lực bản thân, mà chỉ dựa vào tiểu xảo để hãm hại lừa gạt, cuối cùng hại người hại mình.

Sống ở đời, nhiều người cứ tỏ vẻ mình thông minh hơn người khác. Tuy nhiên, họ quên mất rằng thông minh sẽ bị thông minh hại, nhiều lúc họ sẽ phải trả giá cho sự tự tin thái quá của mình.

Xem thêm: Càng khoe khoang thứ gì tương lai sẽ mất đi cái đó, kẻ thông minh không bao giờ “treo thành tựu lên miệng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận