10 năm duy trì lớp học 0 đồng “ươm mầm” tri thức, kỹ năng cho những trẻ em vùng quê
10 năm qua, lớp học hè miễn phí được thầy giáo Nguyễn Khánh khởi xướng và duy trì đã mang đến những yêu thương, ấm áp cho hàng trăm em nhỏ tại Vĩnh Long.
Trong những buổi học hè tại xã Hòa Bình (Vĩnh Long), tiếng cười, tiếng ca hát của thầy và trò hòa quyện tạo nên một không khí rộn ràng, ấm áp. Lớp học không chỉ dừng lại ở việc củng cố kiến thức, mà còn là nơi phát hiện, nuôi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật tiềm ẩn cho những bạn nhỏ vùng quê.
Tại đây, các em được học diễn xuất, âm nhạc, tiếng Anh, mỹ thuật và rèn chữ viết hoàn toàn miễn phí. Bàn ghế, sách vở, bút viết đều do thầy Khánh và các mạnh thường quân chung tay hỗ trợ. Ý tưởng lớp học thiện nguyện này được thầy Nguyễn Khánh – giáo viên Trường Tiểu học Hựu Thành B (xã Vĩnh Xuân, tỉnh Vĩnh Long) khởi động từ năm 2015, đến nay đã duy trì được 10 năm.

“Mô hình giáo dục hè nhận được sự đồng tình lớn từ chính quyền, phụ huynh và các đồng nghiệp. Hiện tại, lớp có tôi và 6 giáo viên tình nguyện cùng chung tay dạy hè. Các em có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học, muốn học tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc hay rèn chữ viết đều được tham gia”, thầy Khánh chia sẻ.
Điểm đặc biệt của lớp học hè năm nay là sự góp mặt của nghệ sĩ Sơn Đăng, một diễn viên đến từ TP.HCM đã tình nguyện về dạy hát và diễn xuất cho các em. Lớp học nghệ thuật không có sân khấu, đạo cụ cũng chẳng cầu kỳ, chỉ cần một chiếc micro, một thùng loa xách tay nhỏ là đủ để bắt đầu buổi học sinh động.


Nghệ sĩ Sơn Đăng trực tiếp thị phạm, hướng dẫn từng em hóa thân thành các nhân vật trong những truyện cổ tích quen thuộc như Cô bé quàng khăn đỏ, Tấm Cám, Thạch Sanh... Mỗi vai diễn là một bài học về cảm xúc, kỹ năng trình bày, sự sáng tạo và tự tin khi thể hiện bản thân.
“Em thích đóng vai chó sói trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ. Thầy rất vui tính, dạy tụi em từng câu thoại, từng ánh mắt, cử chỉ như thật. Học ở đây vừa vui, vừa có thêm nhiều bạn mới”, bé Lê Ngọc Thái (9 tuổi) hồ hởi nói, ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Giữa khung cảnh đồng quê yên ả, những “mầm non hy vọng” vẫn ngày ngày lớn lên trong sự kiên trì và yêu thương của các thầy cô. Không bảng đen, không phấn trắng, nhưng chính những buổi học giản dị nơi đây lại ươm mầm cho bao giấc mơ nhỏ của trẻ em vùng quê, đó là những giấc mơ về một ngày mai tươi sáng, bay xa khỏi cánh đồng chật hẹp nhờ con đường tri thức và nghệ thuật.
Xem thêm: Thủ khoa mồ côi, làm thuê làm mướn để kiếm tiền ăn học: “Em chưa bao giờ nghĩ đến bỏ cuộc”
Tin liên quan
Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.
Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.
Gần 10 năm qua, lớp học tình thương của bà Trần Thị Thanh Thủy (70 tuổi) vẫn sáng đèn mỗi tối để dạy chữ cho trẻ em nghèo quanh khu vực phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức.
Bài mới

Không cần lời lẽ trang trọng, không cần in tên người nhận, cũng chẳng có những hình thức mời gọi ồn ào. Tấm giấy mời duy nhất cho Concert Quốc gia “Tổ quốc trong tim” chỉ là bản in ca khúc Tiến quân ca – bản Quốc ca thiêng liêng của dân tộc. Từ góc nhìn của một học sinh lớp 9, lời chia sẻ mộc mạc nhưng đầy xúc cảm dưới đây không chỉ là suy nghĩ về một buổi biểu diễn, mà là tiếng lòng của một thế hệ trẻ về tình yêu nước.

Với nam sinh Trần Xuân Đam, thành công không phải là đích đến mà là hành trình. Hoàn cảnh khó khăn đã tạo động lực, giúp em xuất sắc trở thành thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.