8 triết lý cổ nhân truyền dạy về phúc họa ở đời: Biết để tránh kẻo "không ngóc nổi đầu lên"
Những triết lý mà cổ nhân truyền dạy về phúc họa ở đời vẫn luôn có giá trị cho đến ngày nay. Mỗi người nên biết để tránh kẻo hủy hoại cuộc sống của chính mình.
Nhiều người quan niệm rằng, "có phúc" nghĩa là được ăn ngon mặc đẹp, sung sướng hưởng thụ, giàu sang phú quý, hạnh phúc êm đềm. Chính vì thế, ngày càng nhiều người sẵn sàng đánh đổi cả đời vì vinh hoa phú quý.
Họ đâu biết rằng, có những điều tưởng là "phúc" nhưng cuối cùng lại trở thành "họa". Nhìn bên ngoài thì có vẻ những điều này vẫn đem lại sự vui sướng, hạnh phúc nhưng ẩn sau đó là những khổ đau và trắc trở dài lâu.
Dưới đây là những triết lý sâu sắc mà cổ nhân truyền dạy về phúc họa ở đời, mỗi người nên biết để mà tránh:
Chớ tham cầu hưởng lạc
Con người ta vốn nghĩ rằng các giá trị vật chất mới khiến bản thân thỏa mãn và hạnh phúc. Thế nhưng, càng tham cầu hưởng lạc, càng mài mòn ý chí, lòng đam mê và sự bình an của một đời người. Việc tham cầu hưởng lạc không sai, nhưng tất cả nên có điểm dừng, chớ nên đánh đổi mọi thứ cho bằng được để đạt mục đích.
Dục tốc bất đạt
Khổng Tử dạy: “Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn mau thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành”. Thật vậy, dục tốc bất đạt, con người sống ở đời nếu muốn thành công luôn phải học được 3 chữ: cần, trí và nhẫn.
Chịu thiệt mới là có phúc
Con người khó kháng cự được trước ma lực của cám dỗ, để rồi chỉ thích hưởng lợi mà không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút. Thế nhưng, đôi khi có thiệt mới là phúc, có lợi lại thành họa.
Sống thật với chính mình
Cổ nhân dạy: “Thà bị ghét vì sống thật với chính mình, còn hơn giả tạo để kẻ khác coi thường". Con người làm việc thiện là tốt nhưng nếu làm việc thiện với mục đích đen tối, chẳng khác nào tự tiêu giảm phúc khí của chính mình.
Chớ ham hào quang
Danh lợi chỉ là những thứ ngoài thân, nội tâm con người mới là điều đáng quý. Bản chất của việc mua danh chuộc tiếng chỉ là sự dối lừa, đem lại cho bạn thị phi và mệt mỏi. Đôi khi, cuộc sống phải bớt hào quang một chút, mới tìm được bình yên, thanh thản, biết được đâu là thứ quan trọng dành cho mình.
Biết nắm giữ cơ hội
Muốn thành công hãy luôn ghi nhớ, trong cuộc sống sẽ có những lúc không còn có lần sau, không có cơ hội lần nữa và không thể dừng lại. Vì vậy, người thông minh sẽ luôn biết quý những đang nắm giữ và luôn tự nhủ rằng, đánh mất cơ hội lần này thì mãi mãi không còn cơ hội lần sau nữa.
Chớ ham dục vọng
Cổ nhân dạy: “Kỳ thị thâm giả, kỳ thiên ky thiển”, một người nếu nuôi dưỡng quá nhiều dục vọng, bản chất thường xốc nổi, dễ phảm sai lầm. Nếu một người có quá nhiều dục vọng sẽ tồn tại nhiều khuyết điểm về trí tuệ và tâm tính, trở nên mê muôi và vô tri, tham dục bại thân.
Hữu danh nhưng vô thực
Khổng Tử từng nói: "Nếu đức hạnh không xứng đáng với vị trí, sẽ thành tai ương. Nếu đức hạnh mỏng mà được tôn lên cao, trí tuệ nhỏ mà góp kế hoạch lớn, sức mạnh nhỏ nhưng gánh trách nhiệm nặng nề thì hiếm có thể thành công”. Hữu danh vô thực chỉ làm cản bước tiến của chúng ta trên đường đời. Chúng chỉ là cái vỏ rỗng nhưng lại khiến ta nhầm tưởng rằng mình đang sở hữu đủ đầy.
Xem thêm: Dù sống ở đâu cũng chớ dại kết thân với 4 kiểu hàng xóm này kẻo rước "họa vô đơn chí"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận