Câu chuyện nhỏ về anh Lý sửa khóa: Sống đẹp là giữ được 1 tâm hồn biết chia sẻ

Sống đẹp đơn giản là giữ được một tâm hồn biết chia sẻ, đồng điệu với hoàn cảnh của người khác và làm thiện nguyện từ những việc nhỏ bé nhất.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách đây không lâu, Báo Thanh Niên chia sẻ câu chuyện sống đẹp của anh "Lý sửa khóa" theo lời kể của một nhân viên làm bên chuyển phát nhanh. Người này mở đầu câu chuyện như sau:

Công ty tôi làm bên chuyển phát nhanh, có nhiều nhân viên giao nhận chạy xe máy. Tôi thường nói các bạn mang "cần câu cơm" đi làm chống đoản, chống trộm bẻ khóa lấy mất xe. Trong đó tôi có ấn tượng đẹp với một anh tên Lý làm nghề sửa khóa trên đường Trường Chinh (quận 12, TP Hồ Chí Minh), nơi công ty tôi là "khách ruột".

Theo người này, vợ chồng anh Lý thuê cái mặt bằng nho nhỏ vừa để ở, vừa là nơi kiếm cơm. Tiệm sửa khóa của anh Ký nằm ngay trên đường Trường Chinh đối diện cổng Khu công nghiệp Tân Bình. Chỗ ở của vợ chồng anh Lý đơn sơ, mộc mạc như cái tính của người miền Tây sông nước.

"Mỗi lần đến ủng hộ tiệm là bắt gặp khuôn mặt tuy có phần khắc khổ, nhưng nụ cười rất tươi. Anh Lý hay tếu táo 'chưa biết có quen hay không, cứ cười với nhau cho đời bớt khổ'. Quan điểm giao tiếp của anh Lý bình dân nên khách hàng như tôi cảm thấy thoải mái, thân thiện", trích lời nhân viên công ty chuyển phát nhanh từ báo Thanh Niên.

chuyen-anh-ly-sua-khoa-song-dep-giua-sai-gon-xo-bo-0
Anh Lý "sống đẹp" theo cách riêng của mình: Đơn giản, bình dị như cái tính cách của người miền Tây sông nước

Người nhân viên này cho biết, đôi lần mời anh Lý ly cà phê hay lon bia tâm sự chuyện đời thì ngỡ ra nhiều điều. Được biết, anh Lý vừa sửa khóa vừa dạy nghề cho nhiều bạn có hoàn cảnh như mình. Với anh Lý, không có chuyện ghen ăn tức ở hay giành nhau chén cơm, ai làm đông khách, sẽ được tổ đã.

Anh lý nhận học viên lấy học phí kiểu như vừa đủ tiền mua dụng cụ dạy nghề. Trước khi chọn ai, anh cũng quan sát, thăm dò rất kỹ vì anh chỉ muốn nhận học sửa khóa chứ không dạy người ta phá khóa. Cái nghề này mà không có tâm, không có đạo đức thì làm chuyện sai quấy, hại người, hại mình.

Từ lời anh Lý, ngẫm thấy cuộc sống ai cũng có những nỗi lo riêng, ai cũng mong muốn giàu có, ăn sung mặc sướng nhưng không hẳn ai cũng nghĩ được như thế. Chuyện đạo đức nghề nghiệp dù làm lĩnh vực nào cũng đều cần cả. Anh Lý làm thế, ai cũng nể phục.

Không chỉ "sống đẹp" với người trong thiên hạ, anh Lý còn thường xuyên dạy con cách "sống đẹp". Bởi theo anh Lý, vợ chồng cũng là dân tỉnh lẻ lên Sài Gòn kiếm sống, không đói khổ nhưng chẳng giàu có hơn ai nên thấu hiểu nỗi khổ của người trong thiên hạ này. 

Với anh Lý, làm thiện nguyện không cần đao to búa lớn. Gom góp ít tiền lời từ công việc sửa khóa, hùn hạp bạn bè, với nhà hảo tâm mua vài trăm ổ bánh mì, mấy chục cân chả, cân giò và vài mươi thùng nước suối rồi chia cho những mảnh đời vô gia cư. Thế mừng lắm rồi.

Có tháng vài lần, khi màn đêm buông xuống, vợ chồng anh Lý cùng con trai và các chiến hữu lại đi làm thiện nguyện. Họ trao chai nước, ổ bánh mì cho cô lượm ve chai, chú xích lô, đứa trẻ bán vé số, các cháu mồ côi ở dốc cầu vỉa hè... 

Ở đời ai cũng nặng gánh cơm áo gạo tiền nên nói thì dễ mà làm thì khó. Bản thân chúng ta ai cũng có thể chuyển vài trăm ngàn từ thiện cho 1 người nào đó hoặc 1 tổ chức nào đó. Thế nhưng để xắn tay áo lên đi làm thì không phải ai cũng làm được.

“Con mình nó nghèo vật chất, nghèo cái ăn cái mặc hơn con người ta, nhưng nhất định nó phải giàu tình nghĩa, giàu lòng yêu thương”, anh Lý chia sẻ.

Hình ảnh con trai anh cùng xuống đường trong màn đêm cầm phần ăn lễ phép hai tay đưa cho người vô gia cư mà anh chia sẻ với tôi đã dạy tôi nhiều điều về chuyện giáo dục con cái, anh Lý ạ!

Trẻ con giống như tờ giấy trắng nên cách chúng ta sống, đối xử với nhau sẽ là bài học thực tiễn, trực quan nhất được chúng thu nhận. Một anh thợ khóa như anh Lý đã chọn cách dạy con sống đẹp bằng hành động thiện nguyện khiến ai cũng gật gù thán phục. 

Cũng như công việc sửa khóa chẳng ai bận tâm, nhưng mỗi khi có mất trộm thì sợ khóa lại là "đối tượng" bị "soi" đầu tiên. Do đó, trở thành người thợ khóa và sống được với nghề phải có lương tâm trong sáng. 

Thợ sửa khóa đặt giữa lằn ranh thiện - ác, điều quan trọng là cần vững vàng để không bị lung lay trước cám dỗ. Và anh Lý đã làm được điều đó. 

"Tôi viết về anh để mong những lan tỏa tích cực mà anh vẫn đang làm, để tự vấn bản thân mình mỗi ngày biết yêu đời, yêu người hơn, biết sẻ chia thành quả lao động với những ai khó khăn hơn vì cho đi là hạnh phúc, đâu cần đợi nhận lại. Chẳng ai biết chính xác nghề làm chìa, sửa khóa có tự bao giờ, nhưng họ đã “cứu nguy” không ít trường hợp làm mất chìa khóa nhà, khóa xe ô tô, xe máy...

Hay như Lý đã bao lần cứu chủ nhân những chiếc xe không bị mất "cần câu cơm" vì trộm bẻ đoản bất thành, vì xe được gia cố chống trộm. Chẳng cần ồn ã, những người thợ sửa khóa cứ lẳng lặng làm nghề, không chỉ để kiếm sống mà họ còn tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cái nghề mình theo đuổi, giúp ích cho đời... Cám ơn Lý nhiều nhé", nhân viên công ty chuyển phát nhanh chia sẻ.

Nguyện vọng cao cả của chàng trai 8x liệt nửa người: Hiến tạng để san sẻ sự sống cho người khác 

Đọc thêm

Cháu nội thường xuyên nhận máu từ những người hiến máu tình nguyện nên khi con trai qua đời, người mẹ ở Yên Bái quyết định hiến tạng con để cứu người.

Cảm phục tấm lòng của người mẹ hiến tạng con trai 34 tuổi để cứu 4 người 
0 Bình luận

Sống cảnh nghèo khó nhiều năm, phải ăn cơm chan nước lã qua ngày, bà cháu Đặng Thị Mỵ rất thấm thía nỗi khổ. Vì thế, hai người đã quyết định trích một phần tiền ủng hộ, sẻ chia với học sinh nghèo và các em nhỏ bị dị tật tại địa phương.

Tấm lòng vàng của 2 bà cháu nghèo từng sống cảnh 'cơm chan nước lã' trích tiền ủng hộ chia cho học sinh nghèo
0 Bình luận

Hơn 1 thập kỷ qua, bà Út "cô đơn" tự bỏ tiền vào thùng từ thiện đặt ngay trong quán nước nhỏ của mình để có kinh phí giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Cách trả ơn cuộc đời của bà Út 'cô đơn': Đặt thùng từ thiện trong quán nước, bỏ đầy tiền để giúp người nghèo
0 Bình luận


Bài mới

Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 21 giờ trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Chủ tiệm hải sản hào phóng tặng 2 con tôm hùm cho chú shipper

Nghe chú shipper lớn tuổi nói “Mấy chục năm chưa bao giờ thấy con tôm hùm, biết khi nào mới được ăn”, chủ tiệm hải sản liền hào phóng tặng chú 2 con tôm hùm mang về.

Giáo sư người Đức được trao giải “Cống hiến cho Đà Nẵng”

Giáo sư người Đức - Erich Johann Lejeune, người sáng lập Tổ chức "Trái tim vì trái tim" mang lại hy vọng sống cho hàng nghìn trẻ em, được tặng giải thưởng "Cống hiến cho Đà Nẵng".

Người phụ nữ Đồng Tháp lao mình vào biển lửa cứu bé trai 2 tuổi và nuôi như con ruột suốt 18 năm qua

Lao vào đám cháy cứu cháu bé 2 tuổi, chị Lê Thị Phương Thảo (SN 1982) bị bỏng 78%, gương mặt biến dạng. Dù đau đớn là vậy, nhưng người phụ nữ ấy vẫn gồng gánh, cưu mang cháu bé, xem như con ruột suốt 18 năm qua.

Đề xuất