Cách trả ơn cuộc đời của bà Út "cô đơn": Đặt thùng từ thiện trong quán nước, bỏ đầy tiền để giúp người nghèo
Hơn 1 thập kỷ qua, bà Út "cô đơn" tự bỏ tiền vào thùng từ thiện đặt ngay trong quán nước nhỏ của mình để có kinh phí giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Những người khách quen cho biết, "thùng từ thiện ngã ba Quê Mỹ Thạnh" được bà Đoàn Thị Út (còn gọi Út “cô đơn”, SN 1962, ngụ xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) đặt trong quán nước nhỏ của mình từ hơn 10 năm trước. Số tiền từ thùng từ thiện đã chia sẻ phần nào khó khăn với những mảnh đời kém may mắn trong cuộc sống.
Mặc dù thùng từ thiện đã cũ nhưng ngày nào bà Út cũng ra lau chùi, bỏ tiền từ thiện vào trong đó. Số tiền từ góp từ thiện của bà mỗi ngày không nhiều nhưng tích tiểu thành đại cùng với lòng nhân ái của khánh hàng vào quán, lâu dần cũng được một món kha khá để giúp đỡ người khó khăn.
Ngồi trước quán nước nhỏ, kể về thùng từ thiện của mình, bà Út nói: "Đây là cách tôi trả ơn cuộc đời, trả ơn những người đã đùm bọc tôi lúc tôi cơ hàn, túng bấn. Những năm tháng ấy, nếu không có sự giúp đỡ của những người xa lạ, có lẽ tôi đã không thể vượt qua nỗi đau quá lớn".

Bà Út kể, từ nhỏ đã có cuộc sống sung sướng, được cha mẹ yêu thương, không phải làm lụng vất vả. Khi trưởng thành thì được một vị đại gia theo đuổi rồi về làm dâu gia đình nổi tiếng giàu có. Song hôn nhân không hạnh phúc, chưa lấy nhau được bao lâu thì bà phát hiện chồng có vợ bé.
Quá đau đơn, bà Út quyết định ly hôn, ra đi với hai bàn tay trắng. Không tiền bạc, không nghề nghiệp, bà ra mảnh đất ở ngã ba Quê Mỹ Thạnh dựng chòi lá bán nước giải khát mưu sinh.
Thương người phụ nữ lỡ bước, người dân ấp 5 (xã Quê Mỹ Thạnh) thay nhau đến hỏi han, giúp đỡ bà. Lúc bà Út khó khăn, người dân cho gạo, cho rau, mắm, muối... Ai cũng tạo điều kiện để bà buôn bán, làm ăn. Dần dần, quán nước ven đường của bà đông khách, không còn sợ đói nữa.
Khi quán có lượng khách ổn định, bà Út nghĩ ngay đến việc giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. "“Tôi đóng một cái thùng từ thiện để trong quán cho riêng mình. Mỗi ngày, tôi sẽ bỏ vào đó một số tiền nhất định để có chút tiền chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh”, bà Út kể.

Vì nhà chật nên bà Út đặt thùng từ thiện ở ngay trong quán nước. Ngày nào bà cũng bỏ tiền vào thùng, có nhiều khách vào uống nước thấy vậy thắc mắc thì bà nói: "Để dành tiền giúp người khó khăn”.
“Ban đầu, tôi làm thùng từ thiện để có tiền gửi cho các hoàn cảnh trong chương trình Vượt qua hiểm nghèo của Đài PT-TH Long An. Mỗi tháng, tôi đều khui thùng từ thiện này, lấy tiền, nhờ người đem đến Hội chữ thập đỏ tỉnh Long An. Tôi nhờ hội trao số tiền đó cho những người mang bệnh hiểm nghèo mà tôi xem được trên truyền hình. Từ năm 2012-2017, tôi đã đóng góp cho chương trình này khoảng 30-40 triệu đồng. Đây đều là tiền tôi lấy ra từ thùng từ thiện", bà Út kể thêm.
Nhận thấy việc làm của bà có ý nghĩa, nhiều người hàng xóm cũng như khách đến uống nước cũng tình nguyện bỏ tiền vào thùng, góp sức hỗ trợ người nghèo. Câu chuyện tử tế của bà Út được người này truyền người kia, lan rộng khắp xã khắp huyện.

Bà Út từng chia sẻ với Vietnamnet, bản thân chưa bao giờ tuyên truyền việc làm của mình hay xin bất kỳ đồng tiền từ thiện nào. Những ngày đầu xuất hiện thùng từ thiện nhiều người dè bỉu, họ không tin số tiền đó đến tay người nghèo và nghi ngờ "rơi vào túi ai". Có người còn ngăn cản những người khác đóng góp, bỏ tiền vào thùng.
Những lúc như thế bà Út buồn lắm nhưng không thanh minh. Bà lặng lẽ bỏ tiền vào thùng, đến khi nó được một món ra trò thì lấy ra mua gạo cho bà con. Bà nói, sau khi hội chữ thập đỏ tỉnh chuyển trụ sở, bà không gửi tiền đến hội nữa mà dùng tiền ấy đi mua gạo, phát cho bà con khó khăn.
Tính đến thời điểm hiện tại, bà Út duy trì phát 25 phần gạo. Nếu số tiền trong thùng từ thiện không đủ để mua số gạo trên, bà lại bỏ tiền túi ra mua cho đủ sống lượng. Bên cạnh đó, bà Út đang nuôi dưỡng 10 người cao tuổi không nơi nương tựa và nhiều trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
“Tôi luôn tin vào câu nói cho đi là còn mãi. Bây giờ, tôi cố gắng giúp đỡ mọi người, tôi cũng nhận lại rất nhiều. Mỗi ngày, tôi đều được những người xung quanh cho lại quà bánh, hoa trái và tình yêu thương. Đối với tôi, như thế là hạnh phúc”, bà Út nói.
Bóng hồng xanh miền biên ải trở thành "mẹ" hiền của những đứa trẻ tộc người ngủ ngồi Đan Lai
Đọc thêm
Nhớ lời căn dặn của mẹ, suốt nhiều năm qua, bà Lê Thị Kim Nhung miệt mài chăm sóc và nuôi dưỡng các cụ già neo đơn hoặc có hoàn cảnh khó khăn tài chính căn nhà của mình.
Dù không may liệt nửa người sau một vụ tai nạn giao thông, anh Hoàng Văn Nhuyn (SN 1988) vẫn cố gắng vượt lên số phận, muốn hiến tạng để san sẻ sự sống cho người khác.
Nhằm kịp thời hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các khu vực biên phòng và cửa khẩu trong nước, MC Đại Nghĩa mới đây đã trích xuất số tiền hơn 200 triệu đồng từ quỹ từ thiện An Vui để mua nhu yếu phẩm gửi tới 80 chốt đồn biên phòng đang làm nhiệm vụ ngăn chặn người vượt biên trái phép về Việt Nam
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.