Bóng hồng xanh miền biên ải trở thành "mẹ" hiền của những đứa trẻ tộc người ngủ ngồi Đan Lai

Trung tá Thanh được mệnh danh là người phụ nữ nhiều con nhất. Con của chị là những đứa trẻ người dân tộc Đan Lai.

Nguyễn Thanh Thủy
10:02 01/05/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tháng 8/2018, "bàn giao" cho chồng công việc gia đình và chăm sóc, nuôi dạy cậu con trai đang học lớp 8, Trung tá Thanh khoác ba lô lên nhận nhiệm vụ tại Đồn biên phòng Môn Sơn (đóng tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An). Thực tế biên giới thiếu thốn, khắc nghiệt, không thơ mộng như những chuyến công tác ngắn ngày trước đó nhưng bản lĩnh người lính đã giúp chị nhanh chóng thích nghi với môi trường và nhiệm vụ mới.

Bỏ thành phố phồn hoa, xung phong lên biên ải "chịu khổ"

Xã biên giới Môn Sơn nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Pù Mát, nơi có tộc người Đan Lai sinh sống. Vùng này cách trung tâm xã hơn 20km đường dốc rừng, hoặc mất 3 tiếng đi thuyền vượt sông. Nếu đi thuyền vượt sống Giăng phải mất 3 tiếng. Dân cư tập trung chủ yếu ở bản Khe Búng và Cò Phạt, với phong tục tập quán riêng người Đan Lai hầu như sống tách biệt với thế giới bên ngoài. 

Khi Đề án bảo tồn và phát triển tộc người Đan Lai ra đời, cuộc sống của bà con được quan tâm hơn. Một số hộ dân được chuyển đến khu tái định cư hai bản gần trung tâm xã. Những hộ còn lại được hưởng chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Một số điểm trường tiểu học cho học sinh hai bản Khe Búng và Cò Phạt được xây dựng. Những đứa trẻ tiểu học đã có điểm trường tận bản, nhưng lên cấp 2 các em vẫn phải ở bán trụ tại Trường Phổ thông DTBT THCS Môn Sơn.

nguoi-me-hien-bien-phong-cua-nhung-dua-tre-dan-lai
Nữ cán bộ nữ đầu tiên xung phong lên đồn biên phòng

Mặc dù được trợ cấp tiền gạo, tiền ăn hàng tháng nhưng mỗi năm, học sinh Đai Lai bỏ học giữa chừng rất nhiều. Cứ mỗi dịp Tết đến hay sau kỳ nghỉ hè, giáo viên lại lặn lội đến từng nhà vận động các em trở lại trường. 

Trước tình trạng đó, nhà trường và Đồn biên phòng Môn Sơn đã lên kế hoạch phối hợp đưa các em trở lại lớp học.  Năm 2018 chị Nguyễn Thị Trần Thanh đã tự mình đăng ký đi làm nhiệm vụ. Điều này khiến cho mọi người rất bất ngờ, bởi một nữ quân nhân ở độ tuổi gần nghỉ hưu lại đến làm nhiệm vụ ở địa bàn khó khăn.

nguoi-me-hien-bien-phong-cua-nhung-dua-tre-dan-lai
Các em nữ vẫn không biết tự vệ sinh cá nhân

Ý định xung phong lên đồn từ năm 20117 nhưng vì con gái chị đang học lớp 11, sang năm thi đại học sợ con tâm lý không ổn định nên chị đã nghe lời khuyên của chồng đợi con thi xong sẽ thực hiện nhiệm vụ.

Chị Thanh tâm sự: "Cái khó nhất không phải là nhiệm vụ mà tôi phải "chia năm xẻ bảy" thời gian, tâm trí cho công việc, cho gia đình và cô con gái lần đầu tiên xa bố mẹ ra Hà Nội học, bắt đầu cuộc sống tự lập. Năm đầu tiên lên Đồn, tôi xung phong ở lại trực Tết. Đêm giao thừa, tránh sao được những phút chùng lòng khi nghĩ về gia đình, về chồng, về các con.

Vừa bảo vệ biên giới, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vùng biên, vừa chống dịch Covid-19, có thời điểm suốt 4 tháng tôi ở trên. Đồn, mọi việc trong nhà đều giao phó cho chồng. Nghĩ lại, tôi thấy biết ơn và trân trọng người bạn đời của mình. Anh và các con luôn cảm thông, chia sẻ và ủng hộ tôi trên tất cả mọi mặt".

Đồn biên phòng Môn Sơn tuy không quá xa xôi nhưng đây là địa bàn đặc biệt, thuộc vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát, nơi sinh sống của bà con Đai Lai, một trong 11 dân tộc thiểu số ít người của cả nước. Ở đây tình trạng học sinh, đặc biệt là các em tuổi THCS bỏ học, tảo hôn, hôn nhân cẩu huyết vẫn còn rất nhiều.

Nhận nhiệm vụ là nhân viên vận động quần chúng Đồn biên phòng Môn Sơn, cũng là quân nhân nữ đầu tiên trong đơn vị nhưng bản chị cảm thấy không hề khó khăn hay vất vả. Chị kể lại: “Khi tôi đến trường bán trú, đập vào mắt là hình ảnh gần 40 cháu gái đang tắm. Các con mặc nguyên quần áo dài, dội nước lên, sau đó vào phòng thay quần áo khô. Hỏi thăm giáo viên mới được biết, các em từ trong bản ra, vẫn còn rất “hoang dã”, chưa biết cách sống tập thể, kể cả vệ sinh cá nhân cơ bản”

"Những đứa trẻ đang ở độ tuổi phát triển, những biến động về tâm, sinh lý, cộng với việc xa cha mẹ, anh em, cũng như phong tục tập quán và nếp sống... đã ăn sâu vào tiềm thức, dẫn đến nhiều điều phải uốn nắn. Thời gian đầu mới lên, tôi chứng kiến những bé gái đứng ở cái giếng chung, múc nước dội ào ào lên đầu qua quýt rồi mặc cả quần áo ướt chạy vào nhà để thay.

Trẻ con Đan Lai vốn rụt rè, ngại ngùng khi gặp người lạ. Mình tiến đến thì các con lảng tránh, co cụm với nhau. Phải mất thời gian khá lâu tôi mới xin được gội đầu cho các con. Vừa gội, vừa tỉ tê, hướng dẫn dùng dầu gội bao nhiêu là đủ, gội như thế nào cho sạch. Các con không thích nghe từ "bẩn" đâu, nên cũng phải biết lựa lời mà nói. Gội đầu, rửa mặt, đánh răng, thậm chí là đi dép cũng phải hướng dẫn từng li từng tí. Giúp các con thay đổi lối sống, thay đổi tư duy để yêu thương và trách nhiệm với chính bản thân mình là cả một quá trình, không thể nóng vội được".

Thỉnh thoảng chị sang trường dạy học củng cố kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho học sinh nữ, ký cam kết “không để học sinh bỏ học, tảo hôn”. Các em học sinh ở đây còn có thói quen làm việc theo nhóm, một em nghỉ kéo theo hàng chục bạn cùng nghỉ. Nếu mỗi dịp lễ tết thôn bản, phụ huynh phải có trách nhiệm nhắc nhở con cái trở lại trường. 

Cuộc sống kinh tế nơi đây còn khó khăn, chủ yếu phụ thuộc và tự nhiên, khi cửa rừng đóng, bà con quấn túng làm sai pháp luật mà không hay biết. Họ cho rằng đánh cá bằng mìn, hay đốn cây to làm nhà là đúng. Với kinh nghiệm 25 năm qua chị đã áp dụng vào công tác dân vận cho bà con và các em học sinh, mỗi một thay đổi nhỏ đều là niềm vui lớn đối với chị.

Người "mẹ" hiền của những đứa trẻ Đan Lai

Sau gần 4 năm gắn bó với vùng biên giới này, chị đã có hàng chục đứa con cả trai lẫn gái. Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh chia sẻ: “Bản thân tôi đã làm mẹ, trải quả các độ tuổi trưởng thành của con cái, nên cũng hiểu được phần nào tâm lý các em học sinh nơi đây. Nói thật, để chăm sóc 1 đứa trẻ khác như con mình đẻ ra là không thể. Nhưng mình có tấm lòng yêu thương, là người “mẹ” biên phòng, các con sẽ nghe lời hơn, biết sợ hơn. Cũng giống như con cái trong nhà có thời điểm không nghe lời bố mẹ, nhưng lại nghe lời thầy cô, người ngoài hơn”. 

nguoi-me-hien-bien-phong-cua-nhung-dua-tre-dan-lai
Người mẹ hiền của những đứa con thơ Đan Lai

Không chỉ uốn nắn, chỉ dạy các con, Trung tá Thanh bằng mối quan hệ của mình vận động được nhiều quần áo, chăn màn, mỳ tôm, tivi… cho những đứa trẻ ở đây. Dạy bảo chúng bằng tất cả tình thương, từ chỗ lảng tránh, lũ trẻ đã cởi mở, thân thiện, ngoan ngoãn và có nhiều tiến bộ hơn trong học tập, chúng coi chị như một người mẹ hiền.

Những đứa con Đan Lai của mẹ Thanh giờ đây đã mạnh dạn, tự tin hơn. Khi chia tay các chú bộ đội biên phòng chuyển đến đơn vị công tác mới, lũ trẻ đã biết cảm ơn và nói lời chia sẻ: “Mặc dù các chú nạt chúng con, nhưng nhờ vậy cháu mới biết làm nhiều việc trong cuộc sống”. 

Lần xúc động nhất là khi chị biết mẹ qua đời, đứng ở Phà Lài đợi xe về quê mà khóc rất nhiều, không biết vì sao các con nghe tin chạy ra đứng vây quanh ôm chị, động viên “mẹ Thanh cố gắng lên”.

khi bị cảm cúm, lũ trẻ kéo nhau đứng thập thò trước cổng đồn biên phòng. Trước kia, chúng chưa bao giờ chủ động vào đồn. Chiến sĩ trực ban hỏi “Các cháu ở đâu, vào đây làm gì”, thì chúng tranh nhau nói “Vô mẹ Thanh”. Được cho vào thăm mẹ, thấy mẹ ốm, gầy, đứa nào cũng nói “thương mẹ nhiều lắm”. Hay có lần 2 đứa con gái đi học cấp 3, cuối tuần về bản cầm theo hộp bánh ngập ngừng nói “mua cho mẹ”. Khi mẹ Thanh mắng “đi học tiền mô mà mua quà cho mẹ”, thì 2 đứa bé cười lỏn lẻn.

Có những đứa con Đan Lai của chị lên cấp 3 phải chuyển đến trường mới. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn cứ nằng nặc bỏ học. Biết tin chị Thanh đến tận nhà, khuyên nhủ, phân tích cho các con hiểu, đôi khi cảm thấy bất lực khi hoàn cảnh gia đình khiến các em bắt buộc phải thôi học. Chị phối hợp với Hội phụ nữ xã giới thiệu, kết nối các cơ sở tìm cho con công việc tốt.

Đối với một người phụ nữ việc nuôi dạy 1-2 đứa con đã là khó rồi, huống gì tận 60 đứa. Tình yêu thương chân thành của người làm mẹ đã giúp chị chinh phục được nhiệm vụ khó khăn này. Những năm tháng ở đây chưa bao giờ chị Thanh thấy hối hận, bởi vùng đất này cho chị rất nhiều trảu nghiệm, nhiều vui, tình cảm thân thiết của đồng bào. Nguyện vọng của Trung tá Thanh, không chỉ là hoàn thành nhiệm vụ của quân nhân, mà còn có ước mơ sự đổi thay, tiến bộ, cuộc sống tươi đẹp hơn cho những đứa trẻ Đan Lai.

"Chuyến xe tình nghĩa 0 đồng" giúp đỡ bệnh nhân nghèo của người đàn ông Hà Tĩnh

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận