Cổ nhân nói: Người có ‘năm ngón không lộ, phú quý không đi’ sớm muộn cũng ắp đầy của cải
Cổ nhân nói ‘Năm ngón không lộ, phú quý không đi’ ám chỉ những người sớm muộn cũng ắp đầy của cải: Bạn có đặc điểm đó không?

Từ thời xa xưa, cổ nhân đã đúc kết lại những kinh nghiệm trong đời sống sinh hoạt hằng ngày bằng những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao và lưu truyền lại cho đến tận ngày nay. Những câu nói đó thường ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, nhưng trong đó lại chứa đựng nội hàm văn hóa rất sâu sắc cho các thế hệ sau.
Cổ nhân truyền lại câu nói: "Năm ngón không lộ, phú quý không đi". Vậy câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì?

Thực ra, theo nghĩa đen câu này ý chỉ khi chúng ta khép các ngón tay lại mà giữa những kẽ ngón tay không lộ ra các khe hở thì có nghĩa là đây là bàn tay biết cách nắm giữ tài lộc của mình rất chặt chẽ, không sợ thất thoát.
Sở dĩ có quan niệm này là vì cổ nhân cho rằng, con người khi sinh ra đều mang trong mình một số mệnh được định sẵn. Có người được sống trong nhung lụa, vinh hoa phú quý nhưng có người lại phải chịu cảnh nghèo đói, bần hàn. Loại quan niệm này, người ta gọi là "thuyết thiên mệnh", "thuyết mệnh định" hay "thuyết túc mệnh", v.v..
Từ những quan niệm trên, thế hệ trước lại có câu tục ngữ "họa phúc sinh tử đều do mệnh, quả thật nửa điểm cũng chẳng do người", "thành bại đều do mệnh, vạn sự thông qua ý trời", "công danh thành bại tự có an bài", v.v..
Tất cả những quan niệm trên giúp chúng ta có thể bình tĩnh đối mặt với cuộc sống, cho dù nó có khó khăn, vất vả hay bất hạnh đến cỡ nào. Nhưng mặt khác, chính những quan niệm này cũng sẽ khiến con người trở nên ỷ lại, tiêu cực, mất đi tinh thần dám nghĩ dám làm và cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa hay giá trị mà lẽ ra nó phải có được.
Từ quan niệm trên dân gian mới sinh ra câu nói "năm ngón tay không lộ, phú quý không đi"!

Xét theo quan niệm trên, số phận do trời định đoạt và con người không thể thay đổi. Nhưng chúng ta luôn muốn biết số phận của mình sẽ ra sao và không ai muốn cam chịu tương lai của bản thân lại không do mình quyết định lấy.
Từ đó, mọi người thường tìm cách để suy đoán về vận mệnh của tương lai qua các hình thức như chiêm tinh học cổ đại, nhân tướng học,... Tất cả những hành động này đều nhằm mục đích thay đổi vận mệnh vốn có. Và tất nhiên câu tục ngữ "năm ngón không lộ, phú quý không đi" thực ra là cũng một phương pháp đoán vận mệnh của nhân tướng học.
Nói về lịch sử một chút, trước thời nhà Hán, câu nói "năm ngón không lộ, phú quý không đi" sẽ không bao giờ được các học giả truyền thống chấp nhận. Trong "Tuân Tử" có câu "nhân tướng, tự cổ không có, học giả không đàm", nghĩa là người xưa không có cách nói "nhân tướng" như vậy.
Tuy nhiên, đến thời nhà Hán, Nho giáo được coi trọng và quan niệm "thiên nhân giao hòa" được ra đời. Từ đó những câu nói như "năm ngón không lộ, phú quý không đi" được mọi người dần dần chấp nhận.
Tất cả những câu ca dao, tục ngữ mà người thời xưa để lại không phải là không có căn cứ, cũng không phải là do con người tự suy nghĩ hay tưởng tượng ra. Mà tất cả chúng đều có sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống và căn cứ dẫn chứng rõ ràng.
Chúng ta có thể thấy rằng, những câu ca dao, tục ngữ ấy được lưu truyền hàng nghìn năm nay, điều đó cho thấy đó không phải là vô lý, không có căn cứ. Vậy còn bạn thì sao? Bạn có suy nghĩ gì về câu nói này?
Xem thêm: Cổ nhân dạy trên đời có 4 thứ không được cho mượn kẻo gây họa ảnh hưởng đến tính mạng
Đọc thêm
Ở Trung Quốc, có một câu nói của cổ nhân được lưu truyền qua nhiều thế hệ như sau: “50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo”. Câu nói này ngụ ý chỉ điều gì?
Cổ nhân dạy, người nóng nảy thường nhiều lời, người có tướng quý thường im lặng như thể biến mất. Người trí tuệ thật sự phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để sống và đối nhân xử thế!
Cổ nhân dạy có những chuyện dù “kề dao vào cổ” cũng tuyệt đối không được làm, bởi lòng tốt nếu không được trân trọng thì cũng vô nghĩa như việc ấp rắn, nuôi sói mà thôi.
Tin liên quan
Cổ nhân dạy đời người có 2 việc càng sớm làm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, làm ngược lại chỉ khiến chúng ta sau này muộn phiền, thậm chí hối hận mãi không nguôi.
Cổ nhân nói “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm” là câu nói ẩn chứa những kinh nghiệm và quy tắc của người xưa. Cụ thể những quy tắc, kinh nghiệm ấy là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cổ nhân nói "Một sợ cһό khóc nửa đêm, hai sợ gà bay lên mái, ba sợ liễu rậm trước mồ", đây là 3 nỗi sợ vừa thực tế vừa tâm linh báo hiệu mất của, tai ương sắp ập đến cần cẩn trọng đề phòng.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.