Từ câu chuyện "cậu bé tài năng", người xưa khẳng định: Người khôn sớm chẳng sống lâu!

"Người khôn sớm chẳng sống lâu" - đây là nhận định của người xưa nhưng đến nay liệu nó còn đúng tuyệt đối hay không?

Đỗ Thu Nga
11:00 22/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện "cậu bé tài năng"

Ngày xưa, có một vị hàn lâm học sĩ tên là Đới Công trông coi thi ở phía tây đất Tần, ông bất ngờ vì có một cháu nhỏ gương mặt sáng sủa cầm túi bút bước lên đài tiếp nhận đề thi. Ông ngạc nhiên và nói với cậu bé rằng đây không phải chỗ chơi của trẻ con, nếu làm không được, nộp giấy trắng sẽ bị phạt.

Thế nhưng cậu bé Chương Tiết khẳng định bản thân không bị phạt đòn vì chắc chắn làm được bài. Ông cho rằng cậu bé khoa trương, sợ rằng cha của cậu tên là Cửu Như làm bài hộ con. Thế nên cho người trông coi cậu bé ở một khu riêng biệt.

Trưa cùng ngày, Đới Công rời công đường, quá trưa quay về nội đình xem xét. Vừa ngang qua cửa thì thấy tiếng trẻ con cười đùa. Ông liền bước vào khiển trách, Chương Tiết kính sợ, liền đứng dậy, chỉnh lại trang phục, đứng khoanh tay để nghe giáo huấn.

Lúc này Đới Công mới biết cậu bé chưa được nhận bài thi. Thế là ông cho cậu đề thi, bàn nhỏ, để cậu ngồi xuống làm bài.

nguoi-xua-khang-dinh-nguoi-khon-som-chang-song-lau

Đọc đề bài xong, Chương Tiết vung bút viết không ngừng, viết xong quỳ xuống giao bài. Đới Công nhận bài thi đọc và cảm phục trước năng lực cậu bé còn vỗ tay khen hay. Sau đó ông còn cùng Chương Tiết đối đáp qua lại.

Càng đưa ra nhiều vế đối Đới Công càng nể phục khả năng của Chương Tiết, trước khi ra về còn nói: “Hãy tự lo nhé, việc lĩnh chiếc áo xanh tú tài đối với cậu là việc quá dễ dàng”.

Thế nhưng Chương Tiết bất ngờ quỳ sụp xuống, liên tục dập đầu, nói trong dòng nước mắt rằng cậu muốn từ chối danh vị tú tài. Cậu giải thích rằng bản thân có nỗi khổ không dám nói.  Đới Công nói: “Cậu cứ nói, đừng sợ gì cả”.

Chương Tiết mới nói rằng cha của mình không qua được kỳ thi để có tư cách dự kỳ thì chính thức thế nên muốn làm bài thay cha. Không ngờ bị cách ly, lại còn đậu ngay tú tài.

Cậu bé nói thêm: "Thỉnh cầu đại nhân tìm cha con, xóa tên con, chuyển cho cha, ân đức này suốt đời không quên”.

Đới Công lúc này tìm bài của Cửu Như và đọc qua thấy bài quá dở, ông không muốn làm theo yêu cầu của cậu bé, thế nhưng Chương Tiết cứ dập đầu không nghỉ.

Đới Công cảm động trước sự hiếu thuận này và hứa vì cậu mà tạm mang ủy khuất nhưng khoa thi sau cậu nhất định đỗ cao.

Thế nhưng sáng hôm sao, trong danh sách đứng đầu bảng vẫn là Chương Tiết, Cửu Như miễn cưỡng đứng cuối bảng.

Đới Công nể phục tài năng của cậu bé và khen ngợi rằng cậu bé quả là bảo vật vô giá, trước khi rời đi không quên đưa đai ngọc tặng Chương Tiết rồi nói: “Chỉ cần con trân trọng bản thân, danh tú tài sang năm, thì bây giờ trao trước cho con, đai ngọc này con giữ để làm bằng chứng”.

Chương Tiết cảm động rơi lệ, buồn rầu trông theo bóng xe Đới Công khuất dần, rồi theo cha về nhà.

Nửa năm trôi qua, Đới Công bỗng nhiên mơ thấy Chương Tiết tay cầm hoa ưu đàm, bay đến cảm tạ.

Khi Đới Công có cơ hội quay lại Tây Tần, vội vàng tìm Chương Tiết nhưng mới biết sau khi nhận chỉ giáo của ngài, về nhà không lâu thì bị bệnh đậu mùa mà chết yểu, lúc lâm chung cầm chặt đai ngọc.

Đới Công kinh ngạc tiếc thương vô cùng. Cửu Như nói thêm: “Khi cháu sinh ra, mẹ cháu mộng thấy lão hòa thượng đưa tặng hoa ưu đàm, tỉnh dậy thì sinh con, cũng là mệnh đã định là không thọ”.

Người xưa không khuyến khích con cháu thành công sớm

Người xưa vốn sống khiêm nhường, thận trọng. Họ đủ chiêm nghiệm cuộc đời để đúc kết và khuyên chúng ta rằng: Không nên thành công quá sớm. Ngay cả việc con cái mình có tài năng xuất chúng không nên khoe ra làm gì vì nguy hiểm luôn rình rập, ảnh hưởng tới tương lai, vận mệnh của con trẻ.

Cổ nhân có câu: Chân nhân bất lộ tướng cũng có cũng bao hàm ý nghĩa là cao thủ chân chính thì không khoe khoang mà có thể ẩn giấu được tài năng của mình, không tùy tiện thể hiện tài năng của bản thân.

Thực tế là càng tài năng càng phải tìm cách giấu tài đi để tránh kẻ khác soi mói, đố kỵ, hãm hại. Thay vào đó, nên dành thời gian để tu dưỡng bản thân không ngừng nghỉ. Đừng vì có chút tài mà cao ngạo, đánh mất bản thân.

nguoi-xua-khang-dinh-nguoi-khon-som-chang-song-lau-4

Nhất là đang còn trẻ, nhỏ tuổi, kinh nghiệm sống chưa nhiều mà phải chống chịu với nhiều kẻ địch ganh ghét, hãm hại, nguy hiểm cùng cực. Thế nên người xưa mới khuyên khẳng định rằng: Người khôn sớm chẳng sống lâu.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng ta thấy rất nhiều người thành công sớm. Họ trở thành tấm gương cho các bạn trẻ noi theo.

Ở đây, lời khuyên của cổ nhân là những chiêm nghiêm từ ngàn đời nay, mang những giá trị cốt lõi. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần linh động. Những người thành công sớm nếu biết trân trọng các giá trị mình làm ra thì chắc chắn thành công bền vững.

Xem thêm: “Đầu mộ có dao, con cháu khó trừ”: Ý của người xưa là gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận