Đời trước gieo nhân thiện, đời sau gặt phúc báo

Người xưa tin rằng, nhân quả báo ứng. Muốn con cháu đời sau hưởng phúc báo thì đời trước phải tu tâm, hướng thiện.

Đỗ Thu Nga
08:00 21/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sử sách có ghi chép nhiều trường hợp tổ tiên hành thiện tích đức, con cháu đời sau vinh hiển phú quý. Và dưới đâu là 2 câu chuyện được chép trong "Liễu Phàm Tứ Huấn" và "Hán Thư - Liệt truyện"

Trong sách cổ "Liễu Phàm Tứ Huấn" có chép câu chuyện: Dương Tự Trừng là người Ninh Ba, Chiết Giang, làm thư lại trong huyện nha. Tuy ông giữ chức vị không cao nhưng đầy lòng thương người và độ lượng, tôn trọng luật pháp và xử lý công bằng. Lúc ấy, quan huyện là người rất nghiêm khắc, có lần phạt hình tù nhân đến đổ máu mà cơn nóng vẫn chưa hạ. Dương Tự Trừng thấy vậy liền quỳ sụp xuống xin quan huyện nương tay.

Quan huyện nói rằng: “Ngươi cầu xin như vậy không phải là ta không thể nương tay, nhưng tù phạm này không tuân thủ pháp luật, lại vi phạm đạo đức, ta không nóng sao được?”

Dương Tự Trừng vừa quỳ lạy vừa thưa rằng: “Hiện tại trong triều đã không còn là lời thị phi nữa mà đã là thực tế, nhân tâm đã mất từ lâu. Thẩm vấn án nếu là tìm ra sự thật, ta không nên mừng mà phải đau lòng thương xót họ vì họ đã không hiểu lý lẽ, vi phạm pháp luật, không thể vì tìm ra sự thật mà vui mừng. Nếu tâm vui mừng e rằng sẽ khiến vụ án có sơ hở sai sót. Nếu tâm tức giận, chỉ sợ phạm nhân sẽ không chịu nổi bị tra tấn mà miễn cưỡng nhận tội, dễ dàng bị oan sai. Mừng vui đã không nên, huống hồ là nóng giận?”

Vị quan huyện nghe xong những lời của Dương Tự Trừng thì trong tâm cảm động vô cùng, vẻ mặt cũng lập tức dịu hẳn đi, tức giận cũng biến mất.

doi-truoc-gieo-nhan-thien-doi-sau-gat-phuc-bao

Dương Tự Trừng gia cảnh nghèo khó, thiếu ăn thiếu mặc. Nghèo khó là vậy nhưng hễ ai tặng ông thứ gì ông đều cự tuyệt không nhận. Trong nha phủ, hễ gặp phạm nhân thiếu cái ăn, Dương Tự Trừng lại tìm nhiều cách để cứu tế họ.

Một lần có mấy phạm nhân mới đưa tới, không có thứ gì để ăn nên người nào cũng đói lả. Lúc ấy trong nhà Dương Tự Trừng cũng chỉ còn một chút ít gạo. Nếu mang số gạo ấy cứu tế phạm nhân thì người nhà ông sẽ bị đói. Nếu dành cho người nhà ăn thì ông lại thấy tội nghiệp phạm nhân. Cuối cùng, ông thương lượng với vợ. Vợ ông hỏi: “Phạm nhân từ đâu đến?”

Dương Tự Trừng đáp: “Mới từ Hàng Châu đến. Vì dọc đường nhịn đói, cho nên mặt ai cũng xanh lè, không có một chút huyết sắc nào hết”.  Vì tội nghiệp tù nhân quá, cuối cùng gia đình Dương Tự Trừng quyết định nhịn đói, lấy hết số gạo còn lại nấu cháo cho các tù nhân ăn.

Sau này hai vợ chồng họ sinh được hai người con, con lớn tên là Thủ Trần, con nhỏ tên là Thủ Chỉ. Cả hai đều làm quan đến chức Lại Bộ Thị Lang, một người ở Bắc Kinh, một người ở Nam kinh. Còn cháu lớn của Dương Tự Trừng làm quan Hình Bộ Thị Lang. Cháu nhỏ làm quan án sát ở tỉnh Tứ Xuyên. Hai con hai cháu đều là quan đại thần, được người đời kính trọng.

Còn trong sách "Hán Thư", phần "Liệt truyện" có chép:

Vương Hạ làm quan Ngự sử Tú y thời Hán Vũ Đế. Lúc ấy chiến tranh xảy ra liên miên, đạo tặc hoành hành nhiều nơi. Vương Hạ phụng mệnh Hoàng đế tuần tra quận Ngụy, làm quan giám sát bắt đạo tặc.

Vương Hạ bắt được thuộc hạ của thủ lĩnh toán đạo tặc và rất nhiều người có liên quan. Tất cả toán cướp, những người sợ hãi nhát gan mà làm theo lệnh của chúng, quan viên trong quận và những người dân cung cấp thức ăn cho chúng, ước chừng lên đến một vạn người. Những thuộc hạ của Vương Hạ tấu trình lên trên đề nghị xử tử hết nhưng Vương Hạ không giết mà chọn cách hoặc là giảm hình phạt hoặc là tha cho họ.

Về sau, Vương Hạ bởi vì việc này mà bị cách chức. Ông nói: “Ta nghe cổ nhân nói, người cứu sống một ngàn người thì hậu thế nhất định được phong hầu. Ta cứu sống hơn một vạn người, gia tộc của ta sau này nhất định sẽ hưng vượng.”

Quả thực, theo “Hán Thư” ghi lại, trong số con cháu đời sau của Vương Hạ có 9 người được phong hầu, 5 người làm đến chức quan Đại tư mã, một người cháu gái là Vương Chính Quân làm Hoàng hậu của Hán Nguyên Đế và một số người làm chức quan nhỏ khác.

Cổ nhân nói: “Tiền nhân chủng nhân, hậu nhân đắc quả”. Người đời trước gieo trồng thiện nhân thì người đời sau nhất định sẽ đắc được thiện quả. Trái lại, nếu người đời trước ở trong vô tri vô thức mà gieo trồng ác nhân thì người đời sau nhất định sẽ phải nhận ác quả. Thiên lý là công bằng, không sai một chút nào, đó cũng là lời răn dạy của cổ nhân mà người đời sau nên ghi nhớ.

Xem thêm: Nước chảy đến cùng sẽ thành thác, người đến cùng ắt hồi sinh

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận