Cổ nhân dạy: Nhà nào có mẹ hiền, phúc ấm mấy đời con cháu!

Cổ nhân nói rằng, hết thảy mọi công danh sự nghiệp và nhân phẩm tốt đẹp của người con đều không thể tách rời việc giáo dục của người mẹ. Vậy nên, nhà nào có mẹ hiền, phúc ấm mấy đời con cháu.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sử sách Trung Quốc có ghi chép câu chuyện về danh tướng nhà Tấn - Đào Khản. Ông là bậc đại thần danh tướng tài đức chịu nhiều ảnh hưởng từ cách giáo dục của người mẹ hiền.

Sách "Tấn thư" có chép: Mẹ của Đào Khản là Trạm Thị (người Tân Kim, Dự Chương). Cha của Đào Khảm lấy mẹ ông làm thiếp, sinh ra ông. Nhà học Đào rất nghèo, Trạm Thị phải dệt vải để bán lấy tiền nuôi con.

Tuy gia cảnh bần hàn nhưng Trạm Thị hết lòng chăm lo dạy dỗ con trai thành tài. Chính sự dưỡng dục chu đáo, nghiêm khắc của bà đã tạo phúc ấm cho mấy đời con cháu nhà họ Đào.

Sách có chép, khi Đào KHản còn nhỏ đã được triều đình phong giữ chức quan nhỏ ở huyện Tầm Dương, chuyên phụ trách quản lý thủy sản. Một lần nọ, Đào Khản gửi về tặng mẹ một vại cá muối. Trạm Thi đã niêm phong vại cá lại và viết thư trách con rằng: "Con làm quan, dùng vật phẩm của quốc gia tặng mẹ. Điều này không những không có lợi ích gì cho mẹ mà trái lại còn khiến mẹ tăng thêm nỗi lo lắng".

Lần khác, quan huyện Bà Dương là Hiếu liêm Phạm Quỳ trên đường về quê gặp mưa tuyết lớn nên đã tá túc nhà Đào Khản. Mẹ của Đào Khản bèn lấy rơm mới trải trên giường của mình cho ngựa của Phạm Quỳ ăn. Sau đó, lặng lẽ cắt tóc mình đem bán cho hàng xóm lấy tiền mua thức ăn khoản đãi Phạm Quỳ. Sau khi được mọi người kể lại, Phạm Quỳ than rằng: "Không có người mẹ hiền đức thế này thì không thể dưỡng dục ra người con như thế”. Sau này quả nhiên Đào Khản thi cử đỗ đạt, công danh hiển quý.

Thời còn trẻ, Đào Khản có lần uống say túy lúy. Mẹ ông buồn bã, đặt ra quy định về rượu nhằm hạn chế con. Quy định đã được Đào Khản tuân thủ suốt đời và cũng thu về được lợi ích trọn đời. Đào Khản tuân theo những quy định mà mẹ ông đặt ra, kiên quyết ước thúc bản thân và thuộc hạ hạn chế uống rượu. Nếu gặp dịp vui, ông cũng chỉ bày tỏ thành kính một chút liền dừng ngay.

co-nhan-day-nha-nao-co-me-hien-phuc-am-may-doi-con-chau-8

Vào thời Lưỡng Tấn, tầng lớp sĩ phu thường uống rượu say túy lúy, và coi đó là thú vui “tiêu sái”. Đào Khản sống trong hoàn cảnh ấy mà lại không bị ảnh hưởng thói xấu, quả thực phần lớn là nhờ sự dạy bảo nghiêm cẩn của mẹ ông.

Khi ông làm Thứ sử Kinh Châu, được giao phụ trách giám sát chiến thuyền. Trong lúc đi tuần tra ở công trường chế tạo thuyền thì Đào Khản phát hiện ra khắp nơi đều là trúc gỗ vụn. Ông liền hạ lệnh thu gom hết những phế liệu này lại, không được vứt đi. Mọi người đều không biết là nguyên nhân của việc làm này.

Theo thường lệ, ngày mồng một tháng Giêng, mọi người tụ hội chúc mừng trước nha môn. Nhưng 2 ngày trước Tết thì xảy ra tuyết lớn. Sau khi tuyết tan, khắp nơi đều là bùn lầy và nước đọng, ngựa xe đi qua bùn đất bẩn, không đi nổi. Đúng lúc mọi người không biết làm thế nào thì Đào Khản hạ lệnh đem trúc gỗ vụn ra lót đường, nhờ đó đã giải quyết được vấn đề lớn.

Sau này đại tướng Hoàn Ôn chuẩn bị đánh Thục, cần chế tạo thuyền lớn, đã đem những mẩu tre vụn mà Đào Khản tích trữ ra để chế tạo thành nêm tre, tận dụng hết số vật liệu ấy.

Chính vì nhờ có mẫu thân chính trực và cần kiệm, nên Đào Khản đã hiểu được rằng hết thảy mọi thứ đều không hề dễ dàng mà có được, do đó đối với vật tư của triều đình, ông đều vô cùng quý trọng. Cho dù sau này đã trở thành danh tướng một đời, được phong làm Sài Tang Hầu, nhận bổng lộc 4.000 hộ, nhưng Đào Khản vẫn duy trì được nếp sống cần kiệm như trước đây.

Đức hạnh, sự nghiệp và hạnh phúc cả một đời của Đào Khản chính là nhờ mẹ ông đã dạy bảo và tự mình làm gương cho ông ngay từ khi còn ấu thơ, là kết tinh từ tâm huyết của bà. Tài phú quý báu của người mẹ hiền đức này còn được để lại cho con cháu đời sau. Hậu thế họ Đào sau này cũng rất hiển đạt. Đào Uyên Minh danh tiếng lẫy lừng thời Tấn chính là một trong số ấy.

Xem thêm: Cổ nhân nói: Cha mẹ dạy con "nghĩ cho người khác", đó mới bài học cao thượng nhất

Đọc thêm

Đời người, ai chẳng có lúc rơi vào cảnh khốn đốn. Tuy chúng là trở ngại nhưng cũng là cơ hội, chỉ cần kiên định, nhẫn nại thì sẽ vượt qua, như nước chảy đến cùng sẽ thành thác.

Nước chảy đến cùng sẽ thành thác, người đến cùng ắt hồi sinh
0 Bình luận

Phụ nữ xưa rất coi trọng lễ giáo, vì thế họ luôn dạy con phải trở thành người lương thiện, sống lành mạnh, không bất nhân bất nghĩa, không hưởng lạc trên công sức của người khác.

Khi bà mẹ bình thường nuôi dạy nên một đứa con phi thường: Thành công nằm ở cách giáo dục!
0 Bình luận

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Vậy nên, nuôi con mà không dạy đó chính là lỗi của cha mẹ. 

Cổ nhân dạy: Nuôi con mà không dạy là lỗi của cha mẹ
0 Bình luận


Bài mới

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 19 giờ trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 23 giờ trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân: Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm; giữ miệng và phòng thân là việc quan trọng nhất đời người

Miệng lưỡi nhanh hơn trí não không phải là ưu điểm, bởi lời nói khinh suất có thể gây tổn thương cho người khác.

Đề xuất