"Ba chú cá" - Câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng
Câu chuyện về ba chú rái cá dưới đây sẽ cho bạn biết thế nào là tình mẫu tử thực sự!

Đầu tiên là cá hồi chinook sâu thẳm đại dương
Sau khi cá hồi chinook đẻ trứng, nó sẽ nằm sang một bên, cá con mới nở nên không thể kiếm ăn, chúng chỉ có thể lớn lên nhờ ăn thịt cá mẹ.

Cá mẹ chịu đựng những cơn đau dữ dội, cam chịu để các con cắn. Sau khi cá con trưởng thành, cá mẹ chỉ còn lại bộ xương. Không một lời oán trách hay kêu ca, chịu đựng hết thảy vì con, đó chính là tình mẹ vĩ đại nhất trên đời.
Thứ hai là cá lóc ở hồ Weishan
Nghe nói rằng, sau khi loài cá này sinh sản thì sẽ mất thị lực, chúng không thể kiếm ăn, vì vậy cá mẹ phải chịu đựng cơn đói.

Từng con cá con tích cực chủ động mang thức ăn đến cho cá mẹ. Có thể nói rằng, cá lóc là loài cá hiếu thảo.
Thứ ba là cá hồi
Vào mùa sinh sản hàng năm, cá hồi phải tìm mọi cách để di cư từ đại dương về nơi sinh sản của mình trên cạn hoặc gần đất liền.
Chặng đường đó của cá mẹ vô cùng gian nan, gặp nhiều trắc trở: Phải qua thác ghềnh, thậm chí có lúc trở thành mồi của động vật to lớn, chỉ một số ít chúng có thể sống sót.

Có thể nói, để hoàn thành sứ mệnh sinh sản của mình, cá hồi mẹ đã phải hy sinh và trải qua rất nhiều thử thách.
Cha mẹ là người mang lại cho chúng ta cuộc sống này, họ hy sinh cả đời cho con cái, nhưng không một lời than vãn, oán trách.
Vì vậy, phận làm con, hãy yêu thương và hiếu thuận với cha mẹ nhiều nhất có thể!
Xem thêm: “Mẹ lạnh lắm phải không?” – Câu chuyện nhân văn về tình mẫu tử thiêng liêng
Đọc thêm
“Trái tim người mẹ” là một câu chuyện nhân văn, giản dị nhưng lại đầy ấm áp về tình mẫu tử thiêng liêng khiến người ta cảm thấy ấm lòng mỗi khi nhắc đến.
“Tình mẫu tử chân chính là một quá trình rút lui khéo léo” là một bài học sâu sắc giúp bạn hiểu thế nào mới thực sự là một người cha, người mẹ thành công!
“Cá chuối đắm đuối vì con” là câu thành ngữ thuần Việt, câu nói này mang hàm ý chỉ tình yêu, sự hy sinh của người làm cha mẹ đối với con của mình.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.