Muốn uống trà ngon, phải có chén rỗng; muốn thêm tinh hoa đất trời, phải loại bỏ được thành kiến
Chỉ cần trong lòng luôn mong cầu thì nhìn đâu ta cũng có thể thu được đạo lý. 5 câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Câu chuyện thứ nhất: chiếc chén trống không
Có một vị học giả muốn gặp thiền sư để tìm lối thoát cho sự bế tắc của mình. Tuy nhiên, thay vì lắng nghe, ông lại nói át hết phần của vị thiền sư, khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình.
Vị thiền sư chỉ im lặng rót trà vào một chiếc chén. Nước trà đã đầy, vị thiền sư vẫn không dừng lại. Người kia thấy vậy liền can ngăn: Sư thầy đừng rót nữa, chén đầy tràn ra mất.
Đến lúc đó, vị thiền sư mới nói: Ngài như chén trà này, chứa đầy thành kiến cũng như quan điểm cá nhân của ngài, chén đã đầy rồi thì làm sao có thể rót thêm được gì vào?

Người kia lúc này mới chợt hiểu ra tại sao mình bế tắc, tại sao xung quanh mình mãi không có thêm gì mới mẻ.
Căn bản bên trong mình đã được lấp đầy bởi thành kiến nên chẳng thể tiếp thu thêm được bất cứ thứ gì. Muốn uống trà ngon, đầu tiên phải có chén rỗng.
Câu chuyện thứ hai: chiến thuyền không
Một người đi thuyền qua sông, thấy phía trước có một con thuyền đang trôi đến. Người này hô vang báo hiệu mấy lần, bên kia không một lời hồi đáp. Thấy vậy, người đi thuyền liền mở miệng mắng to kẻ lái thuyền kia không có mắt.
Nhưng khi đến gần, nhìn sang thì mới biết chiếc thuyền này trống rỗng, không có một bóng người. Thấy vậy, cơn bực tức của người đi thuyền cũng tan biến, không còn vết tích gì.
Cơn nóng giận xét cho cùng cũng chỉ là từ trong lòng ta mà tự phát sinh ra. Nếu nhìn xa trông rộng thêm một chút, kiềm chế lại một chút, không còn lấy bản thân mình làm trung tâm thì sẽ tránh được rất nhiều cơn nóng giận không đáng có.
Câu chuyện thứ ba: dùng rổ múc nước
Có đứa trẻ nọ đến tuổi đi học, hôm nào cũng chăm chỉ đọc sách. Một hôm, đứa trẻ hỏi ông rằng: Ông ơi, cháu mỗi ngày đều đọc sách, nhưng cháu đa phần đều không hiểu, gấp sách lại thì quên sạch, đọc sách như vậy có tác dụng gì không?
Người ông không vội trả lời, quay người lấy một chiếc rổ đưa cho đứa cháu bảo rằng: Cháu hãy cầm chiếc rổ này, đựng nước về đây cho ông.

Đứa bé thử rất nhiều lần, nhưng trên đời có bao giờ rổ lại chứa được nước. Dù có vất vả bao nhiêu đứa bé cũng không thể mang nước về được. Người ông lúc đó mới cười, bảo đứa trẻ nhìn lại xem chiếc rổ như thế nào. Đến lúc này, đứa trẻ mới nhận ra rằng, chiếc rổ hiện tại, đã sạch hơn chiếc rổ lúc đầu vạn lần.
Con người ta khi đọc sách, dù là không hiểu, không nhớ được, nhưng cũng sẽ thay đổi bản thân một cách vô tri vô giác. Những gì đọc được trong sách sẽ được lưu lại trong tiềm thức con người, từ đó soi sáng trí tuệ, thấu hiểu nhân sinh.
Câu chuyện thứ tư: chiếc cốc không
Chú tiểu hỏi sư phụ mình rằng: Sư phụ, con thấy mệt quá, cả ngày con bận bịu, chẳng tập trung được vào thứ gì cả!
Sư phụ trầm tư một lát, rồi bảo chú tiểu lấy một chiếc cốc không.
Sư phụ liền đặt hạt dẻ vào trong chiếc cốc, trong thoáng chốc đã đầy. Lúc đó, sư phụ mới quay sang hỏi: Còn có thể đặt thêm gì vào cốc không?
Chú tiểu trả lời: Cốc đầy rồi, không cho vào được nữa ạ.
Sư phụ lại đem rất nhiều gạo đổ vào cốc, lấp đầy toàn bộ, chú tiểu thoáng hiểu ra. Sư phụ lại lấy thêm nước đổ vào. Vừa đổ vào vừa cười hỏi: Lần này đã đầy chưa? Chú tiểu không dám trả lời.
Sư phụ lại lấy một nắm muối thả vào trong cốc, muối tan vào nước, đến lúc này mới dùng lại. Mỗi người chúng ta là một chiếc cốc trống không. Nếu bị quá nhiều việc nhỏ lấp đầy, sẽ chẳng còn lòng dạ nào nghĩ đến cái gì lớn lao. Có đặt việc lớn vào trước thì mới có thể phân phối, bố trí thời gian để thực hiện, làm nên đại sự.
Câu chuyện thứ năm: chiếc bình không
Cáo cùng khỉ mấy ngày liền không có gì bỏ vào bụng, liền đi khẩn cầu Sơn Thần ban cho bọn chúng ít đồ ăn.
Sơn Thần nói rằng: Ta có hai chiếc bình, một cái đổ đầy đồ ăn, một cái không, các ngươi chọn một đi.
Cáo nghĩ một lúc, nói: Tôi thấy cả hai bình này đều trống không.
Nghe thấy vậy, một chiếc bình vội lên tiếng thanh minh: Không phải, ta đích thị là một chiếc bình đầy.
Cáo nghe xong, lập tức lấy chiếc bình còn lại, bên trong quả nhiên tràn đầy đồ ăn.
Khỉ không hiểu, cáo liền giải thích: Chỉ có những kẻ trống rỗng mới sợ người khác bảo rằng mình trống rỗng, do vậy mới vội thanh minh. Còn những kẻ bên trong đầy đủ, dù có nói gì, nó cũng sẽ không quan tâm.
Nhân sinh đơn giản là vậy.
Xem thêm: 10 đạo lý của cổ nhân đã tồn tại cả ngàn năm vẫn vẹn nguyện giá trị
Đọc thêm
Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy đạo lý ngàn đời không đổi: "Hữu dụng" hay "vô dụng", không thể nhìn thoáng qua mà biết. Vật vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích.
"Ba con én và ba đứa trẻ" - đây là câu chuyện ngắn ẩn chứa đạo lý nhân sinh ở đời mà tất cả chúng ta nên đọc một lần.
Tiền tài, địa vị, công danh, niềm vui... hết thảy những điều này đều không thể so với thành tính được. Sống ở đời nhất định phải có thành tín.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.