Thầy giáo dạy giải phẫu trường Y lên lớp chỉ với hộp phấn màu, có kênh Youtube 10.000 lượt theo dõi

Dù chỉ sử dụng phấn màu, thầy giáo dạy giải phẫu trường Y Nguyễn Đức Nghĩa vẫn có thể truyền tải kiến thức khó nhằn của môn học này.

Chi Nguyễn
13:22 28/03/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người thầy dạy giải phẫu đặc biệt với hộp phấn màu

Nhắc đến thầy Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Hà Nội, nhiều sinh viên sẽ nhớ ngay đến bài giảng đặc biệt bộ môn khó nhằn chỉ bằng phấn màu. Thầy giáo dạy giải phẫu này đã nhiều năm nay không mang theo laptop chứa bài giảng điện tử, chỉ dùng hộp phấn màu để vẽ và truyền tải kiến thức cho hàng trăm sinh viên trường Y. Thầy Nghĩa vui vẻ kể: "Không phụ thuộc máy móc hay thiết bị điện tử, cho nên dù có mất điện, thầy trò chúng tôi cũng không ảnh hưởng gì nhiều". 

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Nhắc đến thầy Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Hà Nội, nhiều sinh viên sẽ nhớ ngay đến bài giảng đặc biệt bộ môn khó nhằn chỉ bằng phấn màu.

Để vẽ một hình giải phẫu, có những nguyên tắc cơ bản theo vị giảng viên này như sau: Trước tiên là phác họa viền một vùng, một cấu trúc hoặc khối cấu trúc để vẽ chính xác hơn, sau đó mới vẽ lần lượt các lớp từ sâu ra nông, không nên chỉ nhìn một hình và vẽ theo những gì nổi trên bề mặt. Để đầu tư cho phương pháp dạy này, thầy mạnh tay đầu tư nhiều loại phấn bám bảng, cứng cáp, nhiều màu để học trò dễ dàng phân biệt.

Trước kia, thầy từng nghĩ rằng phương pháp của mình là cổ hủ, thậm chí "đi lùi" vì nhiều giáo viên hiện nay đã chuyển sang ứng dụng công nghệ vào các bài giảng. Tự nhủ "hay mình cũng đổi mới xem sao", thầy Nghĩa thử mang bài giảng điện tử và video vào các tiết dạy. Thế nhưng, chỉ chưa đầy 1 tháng, thầy nhận ra khi mình sử dụng các bài giảng điện tử, hứng thú của bản thân với các tiết dạy bỗng giảm đi ít nhiều.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Thầy Nghĩa quyết định "gắn bó" với hộp phấn màu để giảng dạy bộ môn Giải phẫu khó nhằn.

Vì thế, thầy Nghĩa quyết định "gắn bó" với hộp phấn màu để giảng dạy bộ môn Giải phẫu khó nhằn. Giáo viên này tâm sự: "Nhiều sinh viên bất ngờ khi thấy tôi bước lên bục giảng chỉ với một hộp phấn. Các em thắc mắc thầy sẽ dạy ra sao khi không có những hình ảnh trình chiếu? Nhưng có một thực tế, nếu phụ thuộc vào bài giảng điện tử mà không trang bị đủ cả về kiến thức lẫn kỹ năng giảng dạy, thời gian bài học sẽ bị rút ngắn đi rất nhiều và khó mang lại hiệu quả như mong muốn."

Một điều nghe tưởng chừng nghịch lý lại vô cùng... hợp lỷ, bởi thầy cho rằng nếu giảng viên cứ chiếu slide và nói liên tục, học sinh sẽ chỉ kịp chép vào vở, hay dùng điện thoại chụp lại bài giảng, về nhà lại chẳng mấy khi mở ra đọc. Như thế, kiến thức thu về chẳng bao nhiêu. Khi xưa bài giảng vốn kéo dài 4 tiết, giờ đây các thầy cô chỉ cần 2 tiết là xong bài, như vậy có thể sẽ lãng phí trong khi các sinh viên cần được giảng giải nhiều hơn.

Sau hơn 20 năm gắn bó với giảng đường, "kinh" qua vô số phương pháp giảng dạy, thầy Nghĩa nhận ra rằng một bài giảng dù có được thiết kế đẹp hay cầu kỳ đến thế nào, nếu không được truyền tải tốt thì cũng chẳng thể mang lại hiệu quả tiếp nhận cao.

Thầy giáo kiêm Youtuber có cả ngàn người subcribes

Hiện nay, kênh Youtube dạy giải phẫu bằng hình ảnh trực quan của thầy Nghĩa đang có khoảng 10.000 người subcribes. Quả thực, với các Youtuber, đây không hẳn là con số quá lớn, nhưng với "thầy giáo bình thường như bao thầy cô khác" này", đây chính là động lực để anh tiếp tục chăm chỉ chia sẻ kiến thức cho các sinh viên trường Y cũng như những người muốn tìm hiểu sâu về bộ môn giải phẫu.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Một video trên kênh Youtube hơn 10.000 subcribes của thầy Nghĩa.

Vị giáo viên này tâm sự: "Mỗi năm, khoảng 15.000 sinh viên mới theo học ngành Y ở hệ cao đẳng và đại học. Ngoài ra, cũng có nhiều người làm trong ngành muốn xem lại kiến thức giải phẫu. Do đó, tôi nghĩ, nếu bản thân làm tốt thì những chia sẻ ấy sẽ có giá trị".

Thầy Nghĩa thừa nhận, sử dụng phương pháp này khiến bài giảng của thầy khá mất thời gian, đôi khi đành phải chấp nhận "cháy" giáo án. Thầy cũng thử vẽ hình trước lên bảng để khắc phục, thế nhưng điều đó chẳng khác gì trình chiếu PowerPoint cho học sinh xem, thậm chí không hiệu quả bằng.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Thầy Nghĩa đầu tư hơn vào các trang thiết bị để có thể ghi hình bài giảng rõ ràng hơn.

Có lẽ từ đó mà vị giảng viên này đã nảy ra ý tưởng làm video và đăng tảy trên Youtube. Chỉ với một chiếc smartphone và chân máy, thầy tranh thủ sau giờ làm việc để quay bài giảng, sau đó về nhà chỉnh sửa và đăng tải video.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Sau khoảng 20 năm "luyện vẽ", giờ tốc độ vẽ của thầy đã nhanh hơn trước, mỗi hình chỉ tốn khoảng vài ba phút, tùy theo mức độ phức tạp.

Sau khoảng 20 năm "luyện vẽ", giờ tốc độ vẽ của thầy đã nhanh hơn trước, mỗi hình chỉ tốn khoảng vài ba phút, tùy theo mức độ phức tạp. Hơn nữa, phương pháp này giúp anh có cảm quan về không gian tốt hơn, do đó có thể dễ dàng mường tượng được cấu trúc nông sâu và phác họa bằng phấn.

Khuyến khích sinh viên không lệ thuộc vào giáo trình

Bên cạnh việc truyền cảm hứng cho sinh viên từ những hình vẽ ấn tượng, thầy Nghĩa cũng khuyến khích sinh viên tự vẽ khi học bài. Anh chia sẻ: "Tôi luôn nói với các em rằng không cần phải vẽ đẹp, nhưng các em cứ cố gắng vẽ ra, làm sao cho đầy đủ các chi tiết và cấu trúc, chú thích được mà không cần nhìn vào sách vở". Anh cho rằng, như vậy các em sinh viên sẽ hiểu được vấn đề và tích lũy kiến thích nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.

Thầy giáo dạy môn Giải phẫu này tâm sự, anh sớm nhận ra có rất nhiều em quá lệ thuộc vào giáo trình, có em còn vừa nghe thầy giảng lại phải vừa xem giáo trình để đối chiếu từng câu, từng chữ. Như vậy không phải là cách học tập hiệu quả, trái lại còn có thể gây mất tập trung. Vì thế, thầy Nghĩa khuyên sinh viên nên chủ động tìm hiểu kiến thức ở nhiều kênh khác nhau, không nên đợi lên giảng đường xem thầy giảng chữ nào thì học chữ đấy, như vậy lượng kiến thức thu không nhiều, nhanh quên.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Thầy tự hào nói: "... có những sinh viên 20 năm sau vẫn còn nhắc tới những bài giảng của mình và nhớ đến tên mình!".

Khi tâm sự về hiệu quả của phong cách giảng dạy có phần "cổ điển" của mình, thầy Nghĩa tự hào: "Hiệu quả còn thể hiện qua những phản hồi sau bài giảng, thậm chí có những sinh viên 20 năm sau vẫn còn nhắc tới những bài giảng của mình và nhớ đến tên mình". Chỉ cần nhìn vào "ánh mắt long lanh" của học trò ngồi bên dưới, là thầy biết rằng công sức mình bỏ ra đã được đền đáp.

Cô giáo trẻ tình nguyện rời phố lên vùng biên giới Lai Châu dạy học

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận