Sống trên đời không nên coi trọng chuyện thiệt hơn
Lão Tử có câu rằng: "Vật hoặc tổn chi nhi ích, hoặc ích chi nhi tổn", ý nói con người sống trên đời không nên coi trọng chuyện thiệt hơn, được mất.
Lão Tử (老子) là một nhân vật quan trọng của triết học Trung Hoa, được coi là người Khai tổ Đạo giáo, và cũng là người đã viết cuốn Đạo Đức Kinh (道德經). Đạo Đức Kinh được coi là tác phẩm triết học kinh điển, gồm những câu thơ triết lý khuyên nhủ con người nên sống hòa hợp với thiên nhiên đất trời, giúp con người bình tâm tĩnh khí, ổn định tinh thần.
Trong Đạo Đức Kinh, ở chương 28 có câu rằng: "Vật hoặc tổn chi nhi ích, hoặc ích chi nhi tổn", nghĩa là Vật tưởng là bớt đi mà lại tăng thêm, có khi tăng thêm lại hóa là bớt đi. Câu này có ý khuyên nhủ con người rằng, sống trên đời không nên coi trọng thiệt hơn.
Con người hiện tại dù là chuyện gì cũng vô cùng thẳng thắn, muốn ta làm cho người việc gì thì người phải làm trả cho ta bấy nhiêu, lúc nào cũng phải cân bằng lợi ích thì mới được. Điều ấy khiến người ta không khỏi tự hỏi rằng, khi mà mọi chuyện tốt - xấu đều được đem ra đánh giá lợi ích, thì việc không có lợi ích gì cả có ai sẵn lòng làm không? Câu nói của Lão Tử còn có nghĩa là: Mọi sự trên đời, có lúc ta nghĩ là chịu thiệt thực ra là được lợi, có khi được lợi nhưng thức tế là chịu thiệt.
Người xưa quan niệm rằng, mọi thứ trên đời đều có hai mặt âm dương, âm thịnh dương suy, hoặc dương thịnh âm suy. Thực ra, không phải là âm bao nhiêu, dương bao nhiêu thì đúng, mà là âm dương cân bằng hợp nhất với đất trời mới là phải đạo. Nếu vì cái lợi trước mắt và phá vỡ sự cân bằng thì chỉ ảnh hưởng tới tương lại sau này.
Vì thế, các bậc hiền nhân từ trước kia không nhắc tới lợi ích, thành quả mà hay nói về may mắn, tài lộc. Những thứ này đều vì tích lũy lâu dài mà có, chứ không phải vì lợi ích hay tổn hại trước mắt mà có. Có khi ta phải chịu tổn thương bây giờ, nhưng điều ấy lại duy trì cân bằng âm dương, nên sau này ta sẽ được nhận lại gì đó. Ở hiền gặp lành, người sống thiện lương, tốt bụng, chan hòa, hay giúp đỡ người khác ắt hẳn sau này sẽ có cuộc sống an yên, hạnh phúc. Còn kẻ tâm độc địa, xấu xa, làm hại người thì có thể giàu sang phú quý trước mắt, nhưng sau này sẽ nhận quả báo,khuynh gia bại sản.
Một tác gia nhà Minh có câu rằng: "Mệnh do kỷ lập, phúc tự kỷ cầu", tức là số phận mỗi người do người đó tự tạo mà nên, phúc do bản thân họ tự kiếm. Điều ấy có nghĩa là bản thân con người tự tạo ra phước báu hay ác nghiệp, gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Nếu con người thiện lương, tích đức, làm việc thiện thì sẽ được quả tốt, trái lại làm việc xấu, hại người thì nhận quả ác. Chân lý làm người chỉ có vậy, miễn ta biết tích đức, hướng thiện, làm việc có ích cho người, cho đời thì sẽ gặp nhiều may mắn, phúc khí tràn đầy.
Làm người phải biết giữ danh giá trong sạch, đừng làm liên lụy tới thanh danh người khác
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận