Khổng Tử năm xưa có dạy Tử Hạ rằng: "Dục tốc tắc bất đạt", vậy là sao?
"Dục tốc tắc bất đạt" được trích từ cuốn "Luận ngữ", là lời mà Khổng Tử dặn Từ Hạ, ý nói nóng vội không có lợi như ta tưởng.
Khổng Tử là nhà triết gia, chính trị gia, được xem là nhà hiền triết Trung Hoa mẫu mực nhất. Những lời dạy và triết lý của ông đã trở thành nền tảng văn hóa Á Đông, còn giá trị cũng như ảnh hưởng tới nhiều quốc gia Đông Á khác.
‘Dục tốc tắc bất đạt’ là một câu được trích ra từ cuốn ‘Luận Ngữ’. Đây là lời Khổng Tử nói với Tử Hạ, mang ý là: vội vàng hấp tấp ngược lại càng khiến người ta không thể đạt được mục đích của mình.
Tử Hạ từng là một vị quan địa phương. Ông đối với công việc và tương lai của mình cảm thấy rất mơ hồ nên đã tới thăm hỏi Khổng Tử, hy vọng bản thân nhận được sự giúp đỡ. Khổng Tử nói với ông: “Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi, dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành.” Ý nghĩa chính là: ‘Không nên truy cầu tốc độ, cũng không nên tham lam lợi nhỏ. Nếu chỉ tập trung vào tốc độ, sẽ không đạt được mục đích; nếu trong mắt toàn chứa chút lợi nhỏ, sẽ chẳng thể nào làm thành việc lớn’. Sau khi Tử Hạ nghe xong lời chỉ dạy của Khổng Tử, ông lập tức thông suốt, từ đó làm điều gì cũng chăm chỉ cần mẫn, không còn hấp tấp vội vàng nữa.
Những người hiện đại bây giờ quả thực quá mức vội vã, thời thời khắc khắc đều như đang chạy đua với thời gian. Chuyện gì cũng phải làm thật nhanh, tựa như chỉ cần chậm 1 giây thôi là sẽ đánh mất cả đời người. Ăn sáng phải ăn nhanh, nếu không sẽ bị muộn giờ làm; hẹn gặp cũng phải thật nhanh, để còn kịp trở về tăng ca; du lịch cũng cần mau chóng, ngắm phong cảnh hay chụp hình cũng đều giống như cưỡi ngựa xem hoa vậy; v.v…
Truy cầu về ‘tốc độ’ trong cuộc sống quả thực đã khiến cho chúng ta bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp. Trong lúc đang bận rộn bôn ba khắp nơi, chúng ta vô tình biến bản thân trở thành một nhân viên trong dây chuyền sản xuất, trở thành một cái máy hoạt động cứng nhắc.
Những người theo đuổi sự ‘nhanh chóng’ đa phần đều là người không có kế hoạch ổn định cho tương lai lâu dài. Vậy nên, việc hoàn thành mục tiêu đối với họ sẽ rất khó khăn. Nếu muốn bước đi được vững chắc trên đoạn đường phía trước, những người đó nên hiểu đạo lý ‘dục tốc tắc bất đạt’.
Gặp việc mà vội vàng làm ngay – dễ xảy ra sai sót Vào triều Minh, Triệu Dự đảm nhiệm chức quan Thái thú tại phủ Tùng Giang. Mỗi lần có người đến tìm ông thưa kiện, ông trước hết sẽ hỏi người đó tình hình cụ thể. Sau khi đã nắm rõ sự việc, nếu xét thấy đó không phải là việc cấp bách, ông sẽ bảo người thưa kiện ngày mai lại tới. Lâu dần, người dân vì điều này đều cười nhạo ông, thậm chí dân gian còn lưu truyền một câu ngạn ngữ ‘Thái thú Tùng Giang ngày mai tới’ để châm biếm cách làm của ông.
Thực ra, đó đều là do người dân không hiểu: Những người tới thưa kiện kia rất có khả năng chỉ là vì nóng giận nhất thời mà đến, có thể qua một đêm cơn tức tiêu tan rồi thì sẽ cảm thấy hối hận.
Vì vậy, câu nói ‘ngày mai tới’ này là muốn dành cho người khác, cũng là dành cho chính mình một chút không gian để suy nghĩ. Khi vẫn còn chưa hiểu biết đầy đủ về tình huống sự việc thì không nên tùy tiện hành động một cách mù quáng.
Điều đó không chỉ có thể cứu vãn được những sai lầm của người khác, mà còn có thể tránh cho bản thân xảy ra sai sót trong khi làm việc, dẫn đến kết luận không chính xác. Bắt đầu hay kết thúc đều nên cẩn thận, có như vậy mới không làm hỏng việc.
‘Dục tốc tắc bất đạt’, trên thế giới không hề có câu chuyện nào nói rằng vội vàng sẽ không xảy ra sai sót. Ngược lại, chỉ khi người ta tĩnh tâm xuống, tỉ mỉ lên kế hoạch mới có thể tùy thời hành động.
Suy trước tính sau, làm việc tốt thường hay gặp trở ngại Trong lịch sử, có rất nhiều người gấp gáp mong muốn thành tài, cũng có những người biết mưu tính sâu xa, lấy chậm mà thắng.
Gia Cát Lượng tự mình cuốc đất trồng trọt ở vùng Nam Dương. Ông không vì hoài bão trong lòng mà lựa chọn sớm tham gia vũ đài chính trị. Còn Lưu Bị một lòng mưu cầu nghiệp lớn, mặc dù thời gian với ông rất quý giá nhưng ông cũng không hề lựa chọn từ bỏ chỉ vì gặp phải khó khăn trong lần đầu tới nhà bái kiến Gia Cát Lượng.
Lưu Bị và Gia Cát Lượng, hai người họ hiểu rõ rằng ‘dục tốc tắc bất đạt’ – hành xử vội vàng ắt khó thành việc lớn. Ba lần tới nhà cỏ viếng thăm không chỉ là sự khảo nghiệm tính nhẫn nại của Lưu Bị, mà cũng để biểu lộ cái nhìn xa trông rộng của Gia Cát Lượng. Họ đều hiểu rằng một người nếu không có sự kiên nhẫn, không xem trọng nhân tài thì sẽ không thể nào đi xa được, càng đừng nói đến chuyện kiến lập nên vương triều Thục Hán.
Hãy chậm lại, làm việc không thể chỉ mù quáng theo đuổi tốc độ và cái lợi trước mắt;
Hãy chậm lại, như vậy mới có được một tâm trí bình tĩnh, tiền của dồi dào, và gặt hái được thành công.
Hãy chậm lại, đó là một loại trí tuệ rộng lớn, lấy tĩnh chế động, tạo nên những bậc trí giả thông thái đáng được người người nể phục.
Hiện nay mọi thứ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, mỗi người đều sống trong cảnh hấp tấp vội vàng. Điều đó khiến cho người ta thường quên mất lý do của sự phát triển là gì. Những người đi quá nhanh sẽ trở thành điển hình cho vế sau của câu ‘dục tốc tắc bất đạt’ – chính là ‘kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành’ (chỉ thấy lợi nhỏ ắt việc lớn không thành). Cuối cùng, họ chẳng thể hoàn thành nổi bất cứ việc nào.
Chẳng bằng, chúng ta từ nay trở đi hãy thử chậm lại một chút. Điều kiện đầu tiên của thành công chính là sự tích lũy, lấy ít thành nhiều, lấy chậm thành nhanh.
Chậm là dừng lại ở những điều tốt đẹp trong cuộc sống và bao dung với mọi thứ; chậm là thuận theo tự nhiên, không tranh đấu, không hung ác, không hoảng sợ.
Nóng vội tất sự không thành, thăng tiến nhanh chóng chỉ tổ rước họa vào thân, những người hiểu được điều này ắt mang phong thái của bậc Nho gia, khí độ ung dung, không gấp không vội.
Tích lũy lâu ngày rồi sẽ phát đạt, ổn trọng mà tư tưởng tăng tiến, chậm mà đầy triển vọng, đây mới là phương thức sinh hoạt đúng đắn.
Xem thêm: Con chim ưng – Câu chuyện là bài học sâu sắc đáng suy ngẫm
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận