Học cách tích đức từ khi còn trẻ để cuối đời yên ả an nhiên
Sống trên đời ai mà chẳng muốn có một cuộc sống an nhiên, yên ả, không gặp sóng gió. Hãy học cách tích đức từ khi còn trẻ, như vậy ắt cuối đời sẽ sống những ngày thanh bình, thư thái.

Dù con người có muốn một tuổi trẻ náo nhiệt hay trưởng thành thành công thì đến lúc cuối đời ai nấy cũng mong có một cuộc sống an nhiên, yên ả. Vì thế, hãy học cách tích đức từ khi còn trẻ, khi ấy ắt phúc khí tràn trề, gặp dữ hóa lành, cuối đời sẽ thanh bình, thư thái...
Tích đức từ lời nói
"Nghiệp từ cái miệng mà ra", khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người. Vì thế, dù là nói vô thưởng vô phạt cũng phải biết nhìn trước ngó sau, biết kính trên nhường dưới, đừng ăn nói bỗ bã, bất lịch sự. Lời nói phải biểu hiện được sự khoan dung, độ lượng đối với người khác.

Thay vì nói thẳng, nói phũ rồi tự nhận ta đây không giả dối thì hay học cách nói giảm, nói tránh một chút để không làm mích lòng người khác. Thay vì nói lời lạnh như băng làm đối phương cảm thấy chạnh lòng, hãy học cách "hâm nóng" ngôn từ một chút trước khi nói.
Thay vì nói lời trách móc, phê bình người khác làm họ tổn thương, hãy nhớ rằng ai ai cũng có lòng tự tôn, tự trọng, vì thế hãy dùng những từ ngữ lịch sự, góp ý bằng cái tâm chân thành. Cũng như vậy, một lời khen ngợi đúng lúc sẽ có giá ngàn vàng hơn là những lời khen sáo rỗng.
Tích đức từ đôi tay
Hãy học cách ca ngợi, tán thưởng người khác, đừng vì người ta hơn mình và có lòng ghen tị, sân si. Một cái vỗ tay khen ngợi người cũng là cách kiềm chế lòng ghen tị, không bị cái tâm nhỏ nhen, ích kỷ chi phối. Cho người khác một tiếng vỗ tay, kỳ thực là tự khen ngợi chính mình.

"Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ", có đôi tay lành lặn, sức khỏe dồi dào thì đừng lười biếng mà hãy tự lao động bằng chính sức mình, chăm chỉ rèn luyện. Cũng đừng ngại khổ, ngại khó mà không đưa tay ra sức giúp đỡ người khác, giúp người cũng là tự giúp mình, tích đức cho bản thân mình.
Tích đức từ cách giữ thể diện, tôn trọng người khác
Người phương Đông từ xưa đã rất xem trọng thể diện, vì thế khi làm chuyện gì cũng lo lắng sợ làm tổn hại đến thanh danh của người khác. Nếu thấy một người đang nói gì đó sai, cũng đừng to tiếng chỉ thẳng, lựa lời mà nói cho họ sửa. Khi chưa rõ chân tướng sự việc thì đừng to tiếng vạch trần, kẻo đẩy oan người ta đến đường cùng. Đừng làm tổn thương thể diện của người khác, không thì đến khi hối hận thì muốn sửa cũng chẳng kịp.

Con người ai cũng muốn người khác hiểu mình và thừa nhận khả năng của mình. Nếu có xích mích, tranh cãi thì hãy đặt mình vào vị trí của họ để hiểu vì sao họ lại làm thế. Hãy đem lòng tự tôn của người khác đặt ở vị trí cao nhất, càng là người yếu kém hơn mình thì càng phải tôn trọng họ. Địa vị càng cao thì trách nhiệm càng lớn, không vì mình quyền cao chức trọng hơn người mà khinh thường người khác.
Tích đức từ việc giúp người, biết ơn người
Vào thời khắc quan trọng, khi mà chẳng may sa cơ lỡ vận, ai mà chẳng mong có một người đứng ra trợ giúp, giúp đỡ? "Một người vì mọi người, mọi người vì một người", thấy người gặp khó đừng ngại ra tay giúp đỡ.

Lòng tốt sẽ luôn được biết ơn, ghi nhớ. Cũng nên nhớ khi giúp người gặp khó thì phải giữ gìn thanh danh cho họ, đừng làm họ bị bẽ mặt, xấu hổ. Nếu được người giúp thì nên biết cách đền ơn họ, ít nhất là cho họ một lời cảm ơn chân thành. Cám ơn người khác là phẩm chất của người có chí khí, là cách để ngợi ca cuộc đời tươi đẹp, là cách để tích đức đời đời kiếp kiếp.
Tích đức từ việc tu tâm dưỡng tính
Người xưa có câu: Kẻ kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì dù có đi tới cùng trời cuối đất cũng có kẻ địch. Dù cho bản thân có tài giỏi, hơn người thế nào cũng không được kiêu ngạo, khoe khoang tài năng của mình. Đừng đứng trước mặt người đang thất thế mà tinh vi, đắc ý. Làm người tuyệt đối không được khoa trương đắc ý, sống khiêm nhường, biết mình biết ta thì cuộc đời mới an yên.

Dù gặp chuyện khó cũng đừng than vãn, tuyệt vọng, thay vào đó hãy học cách nở một nụ cười tươi rồi nghĩ cách vươn lên. Dùng nụ cười để đáp lại sự "khiêu chiến", đả kích của đối thủ mới đúng là cách làm của bậc cao nhân. Mỉm cười là phương thức kết nối con người với con người hữu hiệu nhất, bởi chẳng ai có thể cự tuyệt một nụ cười chân thành, thực lòng cả..
Đọc thêm
Khi gặp chuyện nguy cấp, đại sự mà vẫn giữ được tâm không hoảng, bình tĩnh suy xét mọi việc thì đó cũng là một loại cảnh giới.
Một người phụ nữ được coi như là nền móng vững chắc của một ngôi nhà. Người phụ nữ có phúc khí sẽ mang lại hạnh phúc và yên ấm cho gia đình ấy. Người xưa thường nhìn một người phụ nữ có phúc khí với 3 đặc điểm sau đây.
Không biết tiết chế dục vọng của bản thân thì ta chỉ đang tự gieo mầm sẵn tai họa mà thôi. Vì thế, có 3 thói quen xấu cần loại bỏ kẻo về già hối hận đã không kịp.
Tin liên quan
Dù mới 32 tuổi nhưng anh Nguyễn Văn Minh đã lập xong di chúc gồm 7 điều. Trong đó điều đầu tiên là xóa mọi khoản nợ đã cho bạn bè vay mượn.
Thành viên tiếp theo được "đánh quả lẻ" tiếp theo của Blackpink chính là cô nàng Rosé. Trước đó, YG đã tung teaser cho MV sắp tới của cô nàng nhưng chưa ấn định ngày phát hành.
"Tôi ân hận nhất là không ôm cháu được vào lòng khi cháu rơi xuống, chỉ đỡ được cháu bằng tay thôi".
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.