4 kiểu tâm lý độc hại cần loại bỏ để cuộc đời bước sang trang mới
Phúc khí không phải là thứ tự nhiên mà có, để có phúc khí thì có 4 kiểu tâm lý độc hại cần loại bỏ càng sớm càng tốt.
Có nhiều người cứ mãi tự hỏi rằng, vì sao cuộc đời mình mãi chẳng khấm khá, phát triển lên được. Họ không biết rằng, một trong những thứ níu giữ chân họ, khiến họ tiêu tan phúc khí chính là tâm lý. Vì thế, ta nên biết 4 kiểu tâm lý độc hại cần loại bỏ để có sự thay đổi toàn diện, khiến cho cuộc đời bước sang trang mới.
Ngạo mạn
Một người lúc nào cũng đặt bản thân mình là số 1, coi mình là kẻ thông minh tột đỉnh trần gian rồi lấy đó mà chê cười, bỡn cợt người khác là người ngạo mạn. Với họ, những người có địa vị thấp hơn thì chẳng đáng được coi trọng, trái lại còn là đối tượng để họ khinh bỉ, cười nhạo.
Người lúc nào cũng có tâm lý ngạo mạn thì thật khó mà tiến xa được, chỉ vì có chút tài năng mà vênh váo, lên mặt. Những người như thế sẽ chẳng tự thấy được sai lầm của mình, bởi lúc nào họ cũng cho rằng mình đúng đắn, hơn người.
Đố kỵ
Tương tự như ngạo mạn, những kẻ có tâm đố kỵ thì lúc nào cũng cho rằng mình giỏi hơn tất thảy, nên rất bực bội khi thấy có người tốt hơn mình. Khi họ nghe người khác được khen ngợi thì cảm thấy rất tức giận, cho rằng người kia không xứng đáng. Thấy người khác gặp chuyện vui thì lập tức tỏ ra đố kỵ, ghen tức, liền tìm lý do để hạ thấp người đó.
Họ cứ nghĩ rằng mình hạ gục, "dìm hàng" được ai đó hơn mình là tuyệt lắm, rằng như thế mình sẽ trở lại là số 1, là đứng trên tất cả. Thế nhưng, họ nào biết rằng "núi này cao thì sẽ có núi khác cao hơn", trên đời còn biết bao nhiêu kẻ tài giỏi, khôn ngoan khác, chẳng lẽ cứ mãi mãi đố kỵ, ghen ghét với người ta sao?
Dối trá
Những kẻ mang tâm dối trá thường thích khoa môi múa mép, nịnh bợ người khác, nhưng thực tâm trong lòng lại khác. Họ dùng lời ngon ngọt, uyển chuyển dễ nghe mà nịnh nọt bên ngoài, sau lưng lại không từ mọi thủ đoạn mà hãm hại, tổn thương người khác.
Những kẻ dối trá ban đầu sẽ được người khác ngưỡng mộ, yêu mến, bởi người ta nghĩ rằng kẻ này thực lòng, chân thật. Họ cứ nói dối, phóng đại mãi mà chẳng thấy xấu hổ, ăn năn, lâu dài nói dối nhiều thành quen, lại nghĩ là thật.
Thực ra, "cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra", bản tính thật sự sẽ được hé lộ, không thể mãi một tay che trời đợc. Khi ấy những ai đã nhận ra chân tướng dối trá của họ sẽ thấy khinh thường, rời bỏ đi, không muốn liên quan gì nữa. Gặp những người dối trá như thế, tốt hơn hết ta nên tránh xa, đừng kết giao quá thân mật.
Nghi ngờ
Tất nhiên, không phải cứ nghe chuyện gì, thấy chuyện gì là ta cứ tin sái cổ, bởi việc gì cũng có hai mặt của nó. Giữ cho mình tâm lý biết hoài nghi, nghi ngờ là đúng đắn, nhưng không phải cứ cường hóa nó mãi.
Giữ tâm lý nghi ngờ như vậy thì gặp chuyện gì cũng lập tức nghĩ ngợi tiêu cực, cho rằng đối phương đang cười nhạo mình, có ý muốn hại mình. Cứ thế lúc nào cũng nghĩ mình là nạn nhân, ai ai cũng muốn hãm hại, thực ra không phải là cảnh giác cao độ để bảo vệ bản thân mà chỉ tự làm khổ mình mà thôi. Người thông thái, đức độ sẽ chẳng để ý những lời dèm pha của người ngoài, cũng chẳng quan tâm gì những chuyện không liên quan đến mình, tâm tự khắc thanh tịnh, an yên.
Trước hết phải nhận thức được mình đang có loại tâm lý xấu nào, sau đó tìm gốc rễ nguyên nhân của nó mà loại trừ dần. Không còn tâm lý độc hại, tiêu cực, tâm ắt tự thanh tịnh, an yên, phúc khí tràn đầy, cuộc đời như vừa bước sang một trang mới vậy.
Giữ mãi tâm lý "sợ làm mất lòng người khác" khiến bạn khó làm nên việc lớn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận