Vợ cứ về ngoại ăn tết – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đầu tháng chạp trong bữa cơm gia đình, tôi nói với vợ: “Năm nay 3 mẹ con thu xếp về ngoại ăn tết nhé, việc nhà nội cứ để chồng lo”. Vợ tôi ngước nhìn, không giấu nổi vẻ ngạc nhiên.

Chục năm nay vợ chồng tôi đều đón tết với ông bà nội. Tôi là cháu đích tôn phải luôn túc trực, có mặt ở nhà vào ngày tết. Gần đây sức khỏe của cha tôi không còn tốt nữa, ông dần chuyển giao hết cho tôi trách nhiệm của người làm cháu trưởng, con trưởng trong nhà.
Năm nào cũng làm việc đến 28, 29 tết nên chúng tôi chẳng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Từ sau rằm tháng chạp là vợ chồng tôi đã tất bật dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa tết. Nói là nghỉ tết nhưng 7 ngày trôi qua rất nhanh. Năm nào cũng vậy, chỉ loanh quanh ở nhà tiếp khách, chuẩn bị ăn uống, dọn dẹp tôi cũng đủ mệt.
Nhà cha mẹ vợ cách nhà tôi gần 100 cây số, thường thì đến sáng 29 vợ chồng tôi mới mang đồ sang lễ tết ông bà ngoại, vội vàng ăn bữa cơm trưa, rồi thu dọn đồ đạc đi về để chuẩn bị bữa chúng ngày 30 ở nhà nội. Dù đã chục năm như thế nhưng vợ tôi chưa năm nào thôi quyến luyến ông bà ngoại lúc ra về.
Mọi năm có vợ chồng cậu út ở nhà to tết, mấy năm nay cậu mợ đi xuất khẩu lao động, ở nhà chỉ còn mỗi ông bà già với đứa cháu nội. Hai chị gái của vợ tôi lấy chồng gần, cũng thường xuyên ghé thăm, chăm nom ông bà. Những ngày 29, 30 tết chị thì mang giò chả, chị thì mang thị đông, bánh chưng sang, nhưng cuối ngày ai lại về nhà nấy. Từ ngày vợ chồng cậu út đi xa, ông bà bảo trong nhà chẳng có cảm giác đón giao thừa, cũng chẳng háo hức tết nữa. Đêm 30 chỉ mỗi ông ngồi canh đến giao thừa, thắp nén hương lên bàn thờ rồi đi ngủ.

Tôi còn nhớ năm ngoái, sáng mùng 2 vợ chồng tôi dẫn các cháu sang chúc tết ông bà. Vừa bước vào đã thấy ông mặc bộ đồ lao động chuẩn bị ra đồng. Ông bảo: “Hết mùng 1 có ai đến chơi nữa đâu, ngồi mãi cũng buồn nên cha ra đồng làm. Có khách, mẹ gọi thì lại về”.
Ở nhà, chỉ thấy trên bàn thờ có chút không khí tết. Không đào, không quất, không thấy cả những món ăn cổ truyền như dưa hành, thịt đông. Bà cười: “Nhà ít người quá nên mẹ không chuẩn bị như mọi năm. Ăn không hết lại chỉ đổ đi thì lãng phí”.
Vợ tôi nghe vậy, mắt đỏ hoe, vội vàng vào bếp làm mấy món cho bữa cơm tết. Có vợ chồng tôi, ông bà vui hơn hẳn. Bố vợ mở tủ lấy ra chai rượu ngon nhất để hai cha con nhâm nhi.
Tết này, mới đầu tháng Chạp, tôi bàn với vợ: “Năm nay 3 mẹ con thu xếp về ăn tết nhà ngoại nhé, việc nhà nội cứ để anh lo. Rồi đến chiều mùng 1, anh về bên đấy chúc tết ông bà rồi đón 3 mẹ con luôn. Em không phải lo việc nhà nội, anh sẽ thưa chuyện với bố mẹ. Năm nay vợ chồng mình sẽ chuẩn bị tết nội sớm hơn. Mà một mình anh cũng vẫn lo được hết nấy mà. Trước khi em về làm dâu anh vẫn chuẩn bị đấy thôi, có làm sao đâu. Con cái đi vắng cả, để ông bà ngoại đón tết quạnh quẽ mấy năm nay rồi, tội ông bà”.
Vợ tôi lộ rõ vẻ ngạc nhiên. Hình như cô ấy vẫn chưa tin được vào những điều vừa nghe. Mà tôi kể chuyện này ra, có lẽ cũng nhiều anh chồng cũng không tin đâu...
Đọc thêm
Ngoài trời mưa vẫn rơi, gió lạnh vẫn thổi vi vút nhưng lòng nó thì ấm lắm. Dáng mẹ lom khom ra cửa tiễn con. Bữa cơm chiều ngày mưa này cả đời con nhớ mãi chẳng quên, mẹ ơi!
40 năm qua, bà nội tôi tham dự tất cả sinh nhật của mọi người trong nhà với nét mặt vui mừng và hạnh phúc. Thế mà đến tận khi bà mất, nhìn chứng minh thư, chúng tôi mwois biết ngày sinh nhật của bà…
Sau lần chồng say tí bỉ ấy tôi cũng hiểu thêm về mẹ chồng, thấy bà sống công bằng và thương con dâu chứ không phải lúc nào chỉ bênh và xót con trai như trước đây vẫn nghĩ.
Tin liên quan
Ở bất cứ thời nào cũng từng xảy ra câu chuyện mâu thuẫn, dẫn đến tuyệt giao. Nhưng người xưa khi tuyệt giao có cách đối đãi với nhau khiến đời sau phải học hỏi.
Sống ở đời, người ta phải có khả năng tu dưỡng trái tim của mình, biết kiểm soát cái miệng và đi theo con đường chính đạo thì vinh quang, giàu có không mời cũng tự đến.
Với người trong gia đình, càng bao dung thì càng hạnh phúc. Vì thế, với người nhà, nhường nhịn 3 phần sẽ được hưởng 7 phần.