Người xưa nói: Quả mít ngon ngọt, gỗ mít tốt nhưng đừng trồng trước nhà
Mít là một loại cây ăn quả được nhiều người yêu thích, nhưng người xưa lại rất sợ trồng mít trước nhà. Vì sao vậy?

Đặc trưng của cây mít
Mít là loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế thu hoạch từ quả mít tới gỗ mít. Người xưa còn dùng lá mít làm vật dụng đựng xôi oản thờ cúng, lá mít gấp lại thành cốc đựng cháo để cúng cô hồn.
Mít là loại cây có nhiều lợi ích: trái mít ăn ngon bán giá trị cao, gỗ mít dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm thớt, phản, sập... Trong dân gian lá mít, hoa mít còn là một vị thuốc tốt cho sức khỏe gia đình, đặc biệt tốt cho sản phụ.
Cây mít sai quả, quả bám vào thân cây từ trên xuống gốc. Chính vì thế cây mít mang biểu tượng sung túc giàu sang tài lộc. Cây mít cũng thể hiện sự kiên cường và tinh thần đoàn kết sum vầy. Gỗ mít chắc chắn, cây mít dáng to cao biểu trưng cho sự vững vàng bản lĩnh. Những cành cây mít mọc đan xen, gắn kết với nhau, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, sự đoàn tụ và sự hỗ trợ giữa các thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng.
Nhưng cây mít trước nhà gây ra bất lợi
Ở góc độ tâm linh thì dân gian có câu cây mít có ma cây đa có thần. Vì cho rằng cây mít là cây có ma nên không được trồng trước nhà vì sẽ mang lại xui xẻo, hủy hoại tài vận, ốm đau triền miền. Xa xưa cây mít thường có ở đình chùa miếu phủ, chính vì thế người dân càng ngại trồng những loại cây này trước nhà.

Cây mít cũng được cho là cây có năng lượng lớn nên đứng trước nhà sợ át chế gia chủ, khó cân bằng âm dương.
Cây mít là loại cây có thể phát triển rất to lớn, lá sum suê và hay rụng lá. Do đó nếu trồng cây mít trước nhà có thể chắn lối đi, chắn khí, tạo không khí âm u tối nhà, tăng độ ẩm thấp cho ngôi nhà và hay phải quét dọn. Nếu không quét dọn được thì sẽ làm bẩn nhà gây mất thẩm mỹ.
Cây mít khi ra hoa, quả non bị thui chột cũng hay rụng và mọc mốc nấm, nát thối nên làm bẩn phía trước nhà.
Vị trí tốt trồng cây mít
Nếu bạn là người yêu thích ăn mít, thích trồng mít, có sân vườn rộng thì vẫn có thể trồng mít để thu hoạch. Ngày nay nông nghiệp hiện đại đã tạo ra nhiều giống mít có giá trị cao, cây thấp nhỏ nhưng sai quả. Do đó bạn có thể trồng những giống mít nhỏ, chậu mít trước nhà mà không còn sợ chắn lối chắn gió che khuất tầm nhìn nữa. Còn những cây mít to có thể trồng sau nhà hoặc hai bên cạnh nhà. Nhưng khi trồng cây to nên chú ý không sát tường vì rễ cây có thể làm hỏng tường.
Cây mít có thể trồng ở đất sẽ cho nhiều quả hơn, vì mít là giống cây lớn và sai quả, quả to nên trồng trong chậu sẽ khó cho quả.
(Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo)
Xem thêm: Người xưa nói: "Sống chết có số, phú quý do trời", nửa vế sau mới thâm thúy
Đọc thêm
Gia đình không phải là nơi nói lỹ lẽ, gia đình là nơi dành cho những lời nói yêu thương.
Người xưa thường nói "cưới vợ xem miệng, lấy chồng nhìn tay". Phải chăng đây chính là "chìa khóa" để tìm kiếm một người bạn đời phù hợp?
Người xưa có câu: “Nhất ngôn khả dĩ hưng bang, nhất ngôn khả dĩ ngộ quốc”, nghĩa là một lời nói cũng có thể làm quốc gia trở nên hưng thịnh hoặc lụn bại.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.