"Vẻ bề ngoài chẳng nói lên hết giá trị một con người" - Câu chuyện nhân văn
Một trang mạng xã hội đã chia sẻ câu chuyện đáng suy ngẫm về cuộc đối thoại đầy tình người giữa cụ già bán vé số và người giang hồ trong một chiều mưa.

Một lần nọ, vào buổi đêm khuya, trời mưa nặng hạt, tôi và người yêu đang ngồi ăn phở. Trong quán khi đó có hai chúng tôi, một thanh niên xăm trổ đầy mình với khuôn mặt gằm gằm đang lầm lũi ăn, lâu lâu có một vài cuộc điện thoại, giọng nói gắt gỏng cùng vài câu chửi thề làm mọi người trong quán đều nhìn anh e dè và một nhóm thanh niên ăn mặc bảnh bao đang ngồi chém gió gì đó ồn ào.
Chúng tôi ngồi được một lúc thì có một bà lão bước vào quán mời mua vé số. Dáng bà nhỏ bé gầy gò, chiếc nón lá rách tả tơi sũng nước mưa, cả thân hình bà lão hơi run vì lạnh. Bà lão đưa bàn tay gầy gò đang cầm xấp vé số được gói cẩn thận trong bọc nilon đưa cho một thanh niên ăn mặc bảnh bao.
- Cậu mua giúp bà vài tờ với.
Hắn ta không thèm nhìn bà lão, chỉ nói trống không:
- Đưa coi coi có số nào đẹp không?
Cầm xấp vé số, hắn ta cằn nhằn:
- Trời ơi, vé số gì ướt hết thế này ai mua.
Bà lão lí nhí giải thích:
- Nãy bà dính mưa chút, mà để chút là khô à cậu.
- Thôi, vé ướt nhẹp cầm ghê quá - nói rồi hắn thả xấp vé số xuống bàn.
Bà lão đang tính nói gì đó thì giọng người đàn ông xăm trổ bàn kế bên vang lên:
- Nó không mua thì bà mang qua đây, tôi mua.
Vừa nghe nói thế, bà lão lật đật cầm xấp vé số mang qua bàn người đàn ông. Anh ta rút 2 tờ rồi đưa bà lão 50.000 đồng. Bà lão run run lấy tiền từ cái túi cũng ướt mưa của mình:
- Cậu chịu khó cầm tiền hơi ướt…
- Bà không cần đưa lại tiền thừa đâu.
- Đâu có được, cậu mua có 2 tờ mà…
- Tôi nói bà cứ cầm đi. Có ba chục chứ có phải 3 triệu đâu mà cứ nói mãi.
- Tôi còn sức lao động mà, nếu cậu giúp thì cầm thêm 3 tờ nữa…
Người đàn ông nói gì đó rồi cũng rút thêm 3 tờ nữa, rồi nói:
- Mưa lạnh vậy, thôi ngồi đây ăn tô phở với tôi! - rồi anh gọi to thêm 1 tô phở nữa.
Bà lão ngần ngừ chút rồi nói:
- Nếu cậu có lòng thì tôi xin nhận, nhưng xin ông chủ gói lại mang về cho tôi.
Người đàn ông châm một điếu thυṓc hỏi:
- Sao bà không ăn ở đây cho nóng?
Tôi no rồi, tôi gói mang về cho đứa cháu đang bệnh ở nhà - rồi bà tần ngần nói - nó thích phở lắm mà tôi nào có dám mua…
- Thôi, bà ăn ở đây đi, đói và lạnh đến run rẩy rồi. Lát nữa tôi gọi một phần riêng để bà mang về cho cháu.
Nói rồi người đàn ông đứng dậy tính tiền 3 phần. Anh ta bước ra khỏi quán lẩm bẩm: "Mưa gì mà mưa lắm thế".
Còn lại trong quán, bà lão bán vé số đang ngồi xì xụp ăn tô phở ngon nhất của ngày hôm đó. Bàn kế bên là cậu thanh niên bảnh bao đang to tiếng khoe chiếc điện thoại iPhone đời mới nhất vừa "bịp được tiền của ông bà già, nói dối đi học ngoại ngữ mua".

Vậy mới nói, người đẹp không phải vì lụa, họ đẹp ngay cả khi họ mang vỏ ngoài sần sùi, họ đẹp khi họ trân trọng công sức lao động, họ đẹp khi họ biết san sẻ yêu thương.
Hôm đó mưa lạnh mà tôi thấy lòng mình ấm lạ lùng. Dĩ nhiên tôi cũng không khỏi buồn thay cho thanh niên bảnh bao sống dựa hơi ở bàn kia.
Lời bàn:
Chưa rõ đây là một câu chuyện hư cấu hay có thật nhưng nó mang lại bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Trong câu chuyện, nhìn vẻ bề ngoài, ai cũng ái ngại vì người đàn ông xăm trổ, chửi thề như hát hay, dáng bộ cục cằn và dễ sợ, nhưng cuối cùng, đằng sau vẻ ngoài xù xì ấy là một tâm hồn thật đẹp và thật ấm áp. Còn người thanh niên với vẻ ngoài dễ gây thiện cảm kia chưa hẳn là xấu xa, nhưng rõ ràng "nội dung" không tương xứng với những gì mọi người trông đợi khi nhìn vào "hình thức" của anh.
Trong cuộc sống, đừng vì những thành kiến hay một vài biểu hiện bên ngoài mà quy chụp những điều ta nghĩ cho một ai đó, bởi đằng sau mỗi người là một câu chuyện rất dài mà ta chưa biết hết.
Xem thêm: Có Đức - Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa sâu sắc để ta suy ngẫm
Đọc thêm
Quà cho người già, không gì quý giá hơn là ân cần chia sẻ, chịu ngồi xuống trò chuyện và lắng nghe của từng đứa con mà mẹ đã sinh ra, đã cưu mang, dạy dỗ nuôi nấng cho đến ngày khôn lớn.
Một đêm nọ, có 3 con chuột cùng nhau lục đồ ăn trong một căn bếp nhỏ. Chúng đồng loạt reo mừng khi phát hiện một chum mỡ thơm ngon.
Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì, chúng ta đều cần những người thầy. Có nhiều người không coi ai xung quanh họ là thầy, số khác vì bản thân quá cao ngạo nên chưa tìm thấy người thầy của cuộc đời mình.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.