Không dùng xe công cho việc cá nhân – Những mẩu đời thú vị về nhà báo Nguyễn Phú Trọng

Việc anh lên lớp thế này là do anh nhận lời riêng với khoa mình, là tư cách cá nhân. Mà đã là chuyện cá nhân thì không nên dùng xe công.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học khoa Ngữ Văn, Khóa 8 tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 và được phân công về làm biên tập viên của Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng Sản). Tháng 8 năm 1991, ông giữ chức Tổng biên tập Tạp chí.

Nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ, cựu sinh viên khoá 18 (1973-1977) khoa Ngữ văn, khi đang là giảng viên bộ môn Văn học dân gian thì được phân công sang làm trợ lý công tác sinh viên của khoa. Cũng nhờ việc này, anh có dịp được tiếp xúc và làm việc với nhà báo Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. Anh kể:

Tớ từng chở ông cụ (nhà báo Nguyễn Phú Trọng) đi vào khoa mình dạy suốt 2 năm, đó là năm 1990 và 1991. Lúc đó tớ chưa có xe máy nên ngày ngày vẫn đi xe đạp đi làm. Khoa Ngữ văn khi đó giảng dạy cho sinh viên một chuyên đề về báo chí có tên là Nghiệp vụ báo chí. Chuyên đề này trước đây là do cố nhà báo Quang Đạm, nguyên ủy viên Bộ biên tập báo Nhân Dân đứng lớp. Một thời gian sau cụ Quang Đạm vào TP.HCM thăm họ hàng và bạn bè thì không tìm ra ai để dạy nữa.

Một hôm, Phó giáo sư Bùi Duy Tân nói với tớ rằng: “Anh Phú Trọng, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, từng viết một cuốn sách tên là "Nghiệp vụ viết báo". Bây giờ Vĩ ra gặp, mời anh Trọng về dạy xem có được không?”.

Thế là tớ ra gặp và được anh Phú Trọng bảo: “Được trở về phục vụ khoa ta thì còn gì bằng nữa, anh sẵn sàng!”

Anh còn mời cất lời mời tớ: “Em cứ chủ động ra sớm, ăn cơm cùng anh chị để vào trường cho kịp giờ giảng, đỡ lo nấu”. Bởi anh biết vợ tớ bận đi làm, không về trưa, nhà chỉ có thằng con nhỏ 3 tuổi thì đem gửi nhà trẻ nên cũng là cảnh buổi trưa "cơm nguội”…

Từ đó, mỗi tuần cứ 2 buổi, tớ lại đạp xe ra phố chở anh Phú Trọng vào Thượng Đình để anh lên lớp. Khi ấy, lớp ở tầng 4 nhà Liên hợp, nhìn thẳng sang nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Giờ học buổi chiều lúc đó quy định vào lớp là 12h30 nên 11h tớ đã phải ra phố Nguyễn Thượng Hiền để đón anh. Thi thoảng tớ ăn cơm cùng anh chị do vợ anh, chị Mận nấu, xong mới chở anh đi.

Lần đầu thấy tớ chưa kịp ăn trưa nên anh bảo: "Vào đây ăn cơm cùng anh chị rồi ta vào trường cho kịp giờ". Lúc ăn cơm, tớ cũng khéo léo hỏi anh chuyện phương tiện đi lại về lâu dài xem thế nào thì anh nói luôn: “Việc anh lên lớp thế này là do anh nhận lời riêng với khoa mình, là tư cách cá nhân. Mà đã là chuyện cá nhân thì không nên dùng xe công (lúc này Phó tổng biên tập Tạp chí đã có xe riêng, vì ngang cấp Phó Ban của Trung ương Đảng - NV)”.

tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-khong-dung-xe-cong-cho-viec-ca-nhan (1)
Chân dung ông Nguyễn Phú Trọng lúc giữ vị trí Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Từ đó, tớ chở anh Phú Trọng bằng xe đạp suốt cả “Chuyên đề báo chí” với 70 tiết mỗi năm và kéo dài như vậy 2 năm liền. Một tuần 2 buổi, mỗi buổi 3 tiết, đến tận năm 1991, anh Phú Trọng vẫn giảng dạy.

Sau này, khi đã ở cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ phong cách đó, công tư phân minh. Đi dự họp lớp hồi đại học, không khi nào ông đi ô tô. Ông đi nhờ xe do các bảo vệ chở, chứ không phải bắt xe ngẫu nhiên ở ngoài đường.

"Có lần, qua trợ lý Nguyễn Huy Đông, tớ báo rằng ông Nguyễn Tiến Hải, nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, bạn thân của ông Nguyễn Phú Trọng ốm. Ông Nguyễn Phú Trọng công tác ở miền Nam ra biết tin liền đến thăm ông Hải ở bệnh viện bằng xe ôm do bảo vệ chở chứ không dùng xem công. Trước đó, Tết nào ông cũng đến thăm ông Hải bằng xe ôm" - nhà báo Vũ Lân, đồng môn với chúng tôi kể.

Những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa mà những người bạn, những người đồng môn kể lại liên quan đến nhà báo Nguyễn Phú Trọng thật giản dị và cảm động, cho thấy quan điểm rành mạch chuyện công - tư và cũng rất nguyên tắc của một nhà báo sau này trở thành Tổng bí thư của Đảng.

Theo Vietnamnet

Xem thêm: Nhìn lại những phát ngôn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Ông lão ăn xin vui mừng cầm lấy, cảm ơn rối rít, rồi lục trong túi ra một đồng tiền cổ đưa anh và nói: “Cảm ơn lòng tốt của anh. Xin hãy nhận cho lòng biết ơn của ông cháu chúng tôi!”.

Đồng tiền cổ – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tôi ôm lấy chị dâu, người đàn bà xuân sắc mặn mòi ngày nào giờ chỉ còn là bà lão đáng thương bị chồng phản bội. Ôi, thật xót xa!

Chị dâu đáng thương của tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Vợ chồng tôi không nghĩ rằng hành động xuất phát từ tấm lòng ấy lại nhận về bản di chúc có tên chúng tôi trong đó.

Có tên trong di chúc nhà hàng xóm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Là ngọn cờ lý luận của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều phát ngôn sâu sắc trong sự nghiệp.

Nhìn lại những phát ngôn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
0 Bình luận

Sau 5 năm nhún nhường, sống theo "nếp nhà người khác", tôi quyết định buông tay trở về cuộc sống của chính mình, tôi nghĩ đó là quyết định đúng đắn nhất của tuổi già.

Thông suốt tuổi già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Chị cầm lá đơn với dòng chữ: “Không được chấp thuận!” mà nước mắt không ngừng chảy. Tình người trong cuộc sống vẫn luôn hiện diện và tốt đẹp như thế!

Lá đơn tình người – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Thăm nhà bạn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thăm nhà bạn ở tuổi ở cái tuổi lục thập hoa giáp thế này mới thấy thấm thía cái bình yên, hạnh phúc thực sự ở đời. Tưởng là dễ những khó vô cùng...

Hải An
Hải An 5 giờ trước
3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất